Bên nào đã thực hiện một phần hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì khi hủy hợp đồng họ có thể đòi bên kia hoàn lại những gì họ đã cung cấp hay đã thanh toán không?
- Bên nào đã thực hiện một phần hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì khi hủy hợp đồng họ có thể đòi bên kia hoàn lại những gì họ đã cung cấp hay đã thanh toán không?
- Việc người mua mất quyền tuyên bố huỷ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nếu họ không thể hoàn lại hàng hóa về tình trạng khi họ nhận hàng đó không áp dụng khi nào?
- Người mua mất quyền tuyên bố huỷ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nếu họ không thể hoàn lại hàng hóa về tình trạng khi họ nhận hàng thì có được sử dụng biện pháp bảo hộ pháp lý khác không?
Bên nào đã thực hiện một phần hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì khi hủy hợp đồng họ có thể đòi bên kia hoàn lại những gì họ đã cung cấp hay đã thanh toán không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 81 Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 quy định như sau:
1. Việc hủy hợp đồng giải phóng hai bên khỏi những nghĩa vụ của họ, trừ những khoản bồi thường thiệt hại có thể có. Việc hủy hợp đồng không có hiệu lực đối với quy định của hợp đồng liên quan đến việc giải quyết các tranh chấp hay đến các quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong trường hợp hợp đồng bị hủy.
2. Bên nào đã thực hiện toàn phần hay một phần hợp đồng có thể đòi bên kia hoàn lại những gì họ đã cung cấp hay đã thanh toán khi thực hiện hợp đồng. Nếu cả hai bên đều bị buộc phải thực hiện việc hoàn lại, thì họ phải làm việc này cùng một lúc.
Như vậy, bên nào đã thực hiện một phần hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì khi hủy hợp đồng họ vẫn có thể đòi bên kia hoàn lại những gì họ đã cung cấp hay đã thanh toán khi thực hiện hợp đồng. Nếu cả hai bên đều bị buộc phải thực hiện việc hoàn lại, thì họ phải làm việc này cùng một lúc.
Mua bán hàng hóa quốc tế (Hình từ Internet)
Việc người mua mất quyền tuyên bố huỷ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nếu họ không thể hoàn lại hàng hóa về tình trạng khi họ nhận hàng đó không áp dụng khi nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 82 Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 quy định như sau:
1. Người mua mất quyền tuyên bố huỷ hợp đồng hay đòi người bán phải giao hàng thay thế nếu họ không thể hoàn lại hàng hóa trong tình trạng về thực chất giống như tình trạng khi họ nhận hàng đó.
2. Ðiều khoản trên không áp dụng:
a. Nếu sự kiện không thể hoàn lại hàng hóa hoặc không thể hoàn lại hàng hóa trong tình trạng về thực chất giống như tình trạng khi người mua nhận không phải do một hành động hay một sơ suất của họ.
b. Nếu hàng hóa hay một phần hàng hóa không thể sử dụng được hoặc bị hư hỏng theo kết quả của việc kiểm tra quy định tại điều 38, hoặc.
c. Nếu trước khi nhận thấy hay đáng lẽ phải nhận thấy rằng hàng hóa không phù hợp hợp đồng, người mua đã bán toàn phần hay một phần hàng hóa trong khuôn khổ một nghiệp vụ kinh doanh thông thường hay đã tiêu dùng hoặc biến đổi toàn thể hay một phần hàng hóa đúng theo thể thức sử dụng bình thường.
Như vậy, việc người mua mất quyền tuyên bố huỷ hợp đồng nếu họ không thể hoàn lại hàng hóa trong tình trạng về thực chất giống như tình trạng khi họ nhận hàng đó không áp dụng:
- Nếu sự kiện không thể hoàn lại hàng hóa hoặc không thể hoàn lại hàng hóa trong tình trạng về thực chất giống như tình trạng khi người mua nhận không phải do một hành động hay một sơ suất của họ.
- Nếu hàng hóa hay một phần hàng hóa không thể sử dụng được hoặc bị hư hỏng theo kết quả của việc kiểm tra quy định tại điều 38, hoặc.
- Nếu trước khi nhận thấy hay đáng lẽ phải nhận thấy rằng hàng hóa không phù hợp hợp đồng, người mua đã bán toàn phần hay một phần hàng hóa trong khuôn khổ một nghiệp vụ kinh doanh thông thường hay đã tiêu dùng hoặc biến đổi toàn thể hay một phần hàng hóa đúng theo thể thức sử dụng bình thường.
Người mua mất quyền tuyên bố huỷ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nếu họ không thể hoàn lại hàng hóa về tình trạng khi họ nhận hàng thì có được sử dụng biện pháp bảo hộ pháp lý khác không?
Căn cứ theo Điều 83 Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 quy định như sau:
Người mua đã mất quyền tuyên bố hủy hợp đồng hay đòi người bán phải giao hàng thay thế chiếu theo điều 82, vẫn duy trì quyền sử dụng biện pháp bảo hộ pháp lý khác mà họ có theo hợp đồng và Công ước này.
Như vậy, việc người mua mất quyền tuyên bố huỷ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nếu họ không thể hoàn lại hàng hóa về tình trạng khi họ nhận hàng thì họ vẫn có thể duy trì quyền sử dụng biện pháp bảo hộ pháp lý khác mà họ có theo hợp đồng và Công ước này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc thì xử phạt hành chính thế nào? Quy định về việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc?
- Hướng dẫn vào thi https hocvalamtheobac mobiedu vn tuần 2 cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh?
- Trẻ em ngồi ghế trước ô tô có bị phạt không? Mức phạt để trẻ em ngồi ghế trước ô tô là bao nhiêu?
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?