Bên nhận bảo đảm có cần phải thông báo trước về việc xử lý tài sản bảo đảm có nguy cơ bị hư hỏng bị giảm sút giá trị cho bên bảo đảm?
- Bên nhận bảo đảm tài sản có cần phải thông báo trước về việc xử lý tài sản bảo đảm có nguy cơ bị hư hỏng bị giảm sút giá trị cho bên bảo đảm không?
- Bên nhận bảo đảm có thể thực hiện trách nhiệm thông báo về việc xử lý tài sản bảo theo phương thức ủy quyền hay không?
- Một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ mà có nhiều bên cùng nhận bảo đảm thì có phải thực hiện đăng ký văn bản thông báo xử lý tài sản bảo đảm không?
Bên nhận bảo đảm tài sản có cần phải thông báo trước về việc xử lý tài sản bảo đảm có nguy cơ bị hư hỏng bị giảm sút giá trị cho bên bảo đảm không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 300 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về việc xử lý tài sản bảo đảm như sau:
Thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm
1. Trước khi xử lý tài sản bảo đảm, bên nhận bảo đảm phải thông báo bằng văn bản trong một thời hạn hợp lý về việc xử lý tài sản bảo đảm cho bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm khác.
Đối với tài sản bảo đảm có nguy cơ bị hư hỏng dẫn đến bị giảm sút giá trị hoặc mất toàn bộ giá trị thì bên nhận bảo đảm có quyền xử lý ngay, đồng thời phải thông báo cho bên bảo đảm và các bên nhận bảo đảm khác về việc xử lý tài sản đó.
2. Trường hợp bên nhận bảo đảm không thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều này mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho bên bảo đảm, các bên cùng nhận bảo đảm khác.
Như vậy, theo quy định nêu trên, trước khi xử lý tài sản bảo đảm, bên nhận bảo đảm tài sản phải thông báo bằng văn bản trong một thời hạn hợp lý về việc xử lý tài sản bảo đảm cho bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm khác.
Và, trong trường hợp tài sản bảo đảm có nguy cơ bị hư hỏng dẫn đến bị giảm sút giá trị thì bên nhận bảo đảm có quyền xử lý ngay, đồng thời phải thông báo cho bên bảo đảm và các bên nhận bảo đảm khác về việc xử lý tài sản đó.
Do đó, bên nhận bảo đảm không cần phải thông báo trước về việc xử lý tài sản bảo đảm có nguy cơ bị hư hỏng bị giảm sút giá trị cho bên bảo đảm mà có thể tiến hành xử lý ngay, tuy nhiên phải thông báo cho bên bảo đảm biết sau đó.
Bên nhận bảo đảm tài sản có cần phải thông báo trước về việc xử lý tài sản bảo đảm có nguy cơ bị hư hỏng bị giảm sút giá trị cho bên bảo đảm không? (Hình từ Internet).
Bên nhận bảo đảm có thể thực hiện trách nhiệm thông báo về việc xử lý tài sản bảo theo phương thức ủy quyền hay không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 51 Nghị định 21/2021/NĐ-CP có quy định về thông báo xử lý tài sản bảo đảm như sau:
Thông báo xử lý tài sản bảo đảm
1. Văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm có nội dung chủ yếu sau đây:
a) Lý do xử lý tài sản bảo đảm;
b) Tài sản bảo đảm sẽ bị xử lý;
c) Thời gian, địa điểm xử lý tài sản bảo đảm.
2. Phương thức thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm thực hiện theo thỏa thuận. Trường hợp không có thỏa thuận thì bên nhận bảo đảm gửi trực tiếp văn bản thông báo cho bên bảo đảm hoặc thông qua ủy quyền, dịch vụ bưu chính, phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu hoặc phương thức khác đến địa chỉ được bên bảo đảm cung cấp.
Trường hợp bên bảo đảm thay đổi địa chỉ mà không thông báo cho bên nhận bảo đảm biết thì địa chỉ của bên bảo đảm được xác định theo địa chỉ đã được bên bảo đảm cung cấp trước đó, theo hợp đồng bảo đảm hoặc theo thông tin được lưu trữ tại cơ quan đăng ký biện pháp bảo đảm.
...
Theo quy định nêu trên, phương thức thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm thực hiện theo thỏa thuận. Trường hợp không có thỏa thuận thì bên nhận bảo đảm gửi trực tiếp văn bản thông báo cho bên bảo đảm hoặc thông qua ủy quyền, dịch vụ bưu chính, phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu hoặc phương thức khác đến địa chỉ được bên bảo đảm cung cấp.
Như vậy, bên nhận bảo đảm có thể thực hiện trách nhiệm thông báo về việc xử lý tài sản bảo theo phương thức ủy quyền nếu các bên có thỏa thuận sử dụng phương thức ủy quyền.
Trong trường hợp không có thỏa thuận thì bên nhận bảo đảm có thể thực hiện trách nhiệm thông báo về việc xử lý tài sản bảo theo phương thức ủy quyền.
Một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ mà có nhiều bên cùng nhận bảo đảm thì có phải thực hiện đăng ký văn bản thông báo xử lý tài sản bảo đảm không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 51 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định về thông báo xử lý tài sản bảo đảm như sau:
Thông báo xử lý tài sản bảo đảm
...
3. Trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ hoặc được giữ bởi người khác thì văn bản thông báo phải được gửi đồng thời cho bên bảo đảm, các bên cùng nhận bảo đảm khác (nếu có) và người giữ tài sản bảo đảm.
Trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ mà có nhiều bên cùng nhận bảo đảm thì ngoài phương thức thông báo quy định tại khoản 2 Điều này còn có thể thực hiện bằng phương thức đăng ký văn bản thông báo xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên, một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ mà có nhiều bên cùng nhận bảo đảm không bắt buộc phải thực hiện đăng ký văn bản thông báo xử lý tài sản bảo đảm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật Thuế giá trị gia tăng hiện hành quy định những gì? Quy định về giá tính thuế giá trị gia tăng thế nào?
- Quỹ Từ thiện sống xanh là gì? Trụ sở Quỹ từ thiện sống xanh ở đâu? Phạm vi hoạt động Quỹ từ thiện sống xanh?
- Vốn đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí được dùng để làm gì? Nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài gồm những gì?
- Giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài có hết hiệu lực khi hợp đồng không còn hiệu lực không?
- Thành viên Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là ai? Thay đổi thành viên Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước khi nào?