Bệnh bạch hầu bị nổi hạch ở đâu? Đã có vắc xin phòng bệnh bạch hầu chưa? Ghi nhận bao nhiêu ca mắc thì là ổ dịch bạch hầu?
Bệnh bạch hầu bị nổi hạch ở đâu?
Căn cứ Mục 3 Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu ban hành kèm theo Quyết định 2957/QĐ-BYT năm 2020 hướng dẫn lâm sàng như sau:
3. LÂM SÀNG
Hay gặp nhất là bạch hầu họng (70%), bạch hầu thanh quản (20-30%), bạch hầu mũi (4%), bạch hầu mắt (3-8%), bạch hầu da...
3.1. Bạch hầu họng
3.1.1. Thời gian ủ bệnh: từ 2-5 ngày, không có triệu chứng lâm sàng.
3.1.2. Thời kỳ khởi phát:
- Người bệnh thường sốt 37,5o - 38oC, đau họng, khó chịu, mệt, ăn kém, da hơi xanh, sổ mũi một bên hoặc 2 bên có thể lẫn máu.
- Khám họng: Họng hơi đỏ, a-my-dan có điểm trắng mờ dạng giả mạc ở một bên. Sờ thấy hạch cổ nhỏ, di động, không đau.
3.1.3. Thời kỳ toàn phát: Vào ngày thứ 2-3 của bệnh.
- Toàn thân: Người bệnh sốt 38o - 38,5o, nuốt đau, da xanh tái, mệt nhiều, chán ăn, mạch nhanh, huyết áp hơi hạ.
- Khám họng: có giả mạc lan tràn ở một bên hoặc 2 bên a-my-dan; trường hợp nặng giả mạc lan trùm lưỡi gà và màn hầu. Giả mạc lúc đầu trắng ngà, sau ngả màu hơi vàng nhạt, dính chặt vào niêm mạc, bóc tách gây chảy máu, nếu bóc tách thì vài giờ sau mọc lại rất nhanh; giả mạc dai, không tan trong nước, niêm mạc quanh giả mạc bình thường.
- Hạch góc hàm sưng đau. Bệnh nhân sổ mũi nhiều, nước mũi trắng hoặc lẫn mủ.
...
Như vậy, có thể thấy khi bị bệnh bạch hầu thì thường nổi hạch ở cổ trong họng, nổi hạch ở góc hàm.
Cụ thể, có cách để nhận biết bị bạch hầu như sau:
(1) Đối với bạch hầu họng:
- Thời gian ủ bệnh: từ 2-5 ngày, không có triệu chứng lâm sàng.
- Thời kỳ khởi phát:
+ Người bệnh thường sốt 37,5o - 38oC, đau họng, khó chịu, mệt, ăn kém, da hơi xanh, sổ mũi một bên hoặc 2 bên có thể lẫn máu.
+ Khám họng: Họng hơi đỏ, a-my-dan có điểm trắng mờ dạng giả mạc ở một bên. Sờ thấy hạch cổ nhỏ, di động, không đau.
- Thời kỳ toàn phát: Vào ngày thứ 2-3 của bệnh.
+ Toàn thân: Người bệnh sốt 38o - 38,5o, nuốt đau, da xanh tái, mệt nhiều, chán ăn, mạch nhanh, huyết áp hơi hạ.
+ Khám họng: có giả mạc lan tràn ở một bên hoặc 2 bên a-my-dan; trường hợp nặng giả mạc lan trùm lưỡi gà và màn hầu. Giả mạc lúc đầu trắng ngà, sau ngả màu hơi vàng nhạt, dính chặt vào niêm mạc, bóc tách gây chảy máu, nếu bóc tách thì vài giờ sau mọc lại rất nhanh; giả mạc dai, không tan trong nước, niêm mạc quanh giả mạc bình thường.
+ Hạch góc hàm sưng đau. Bệnh nhân sổ mũi nhiều, nước mũi trắng hoặc lẫn mủ.
(2) Đối với bạch hầu ác tính: Có thể xuất hiện sớm ngày 3-7 ngày đầu của bệnh.
Bệnh cảnh nhiễm trùng nhiễm độc nặng sốt cao 39-40oC, giả mạc lan rộng, khắp hầu họng và môi. Hạch cổ sưng to biến dạng dẫn đến hình cổ bạnh, có nhiều biến chứng sớm viêm cơ tim, suy thận và tổn thương thần kinh.
(3) Đối với bạch hầu thanh quản:
- Ít gặp bạch hầu thanh quản đơn thuần, thường là bạch hầu họng-thanh quản.
- Bệnh cảnh lâm sàng bao gồm: viêm thanh quản cấp (ho ông ổng, khàn tiếng, khó thở chậm thì hít vào, có tiếng rít thanh quản) giai đoạn muộn sẽ dẫn đến ngạt thở.
Làm sao để nhận biết bị bệnh bạch hầu? Bệnh bạch hầu bị nổi hạch ở đau? Đã có vắc xin phòng bệnh bạch hầu chưa? (hình từ internet)
Đã có vắc xin phòng bệnh bạch hầu chưa?
Theo Mục 4 Phần IV Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh bạch hầu ban hành kèm Quyết định 3593/QĐ-BYT năm 2020 quy định như sau:
IV. CÁC BIỆN PHÁP CHỐNG DỊCH
...
4. Tổ chức tiêm vắc xin chống dịch
Tổ chức tiêm vắc xin chống dịch trong ổ dịch và các khu vực lân cận càng sớm càng tốt. Tuỳ theo kết quả điều tra dịch tễ và đặc điểm từng ổ dịch để quyết định phạm vi, đối tượng, lứa tuổi cần tiêm vắc xin chống dịch. Lựa chọn loại vắc xin sử dụng cho từng nhóm đối tượng phù hợp với lứa tuổi và hướng dẫn của nhà sản xuất (vắc xin bạch hầu nguyên liều hoặc vắc xin bạch hầu giảm liều).
4.1. Tiêm vắc xin 5 trong 1 (DPT-VGB-Hib)
- Trẻ từ 2 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi:
Tại thời điểm triển khai nếu chưa tiêm đủ 3 mũi vắc xin thì sẽ tiêm 01 mũi vắc xin DPT-VGB-Hib trong chiến dịch này nếu mũi tiêm trước đó cách từ 1 tháng trở lên. Tiêm các mũi còn lại trong tiêm chủng thường xuyên cho đủ 3 mũi cơ bản.
- Trẻ từ 13-18 tháng tuổi:
+ Nếu chưa được tiêm đủ 03 mũi vắc xin thì sẽ tiêm bù 01 mũi DPT-VGB- Hib trong chiến dịch này và tiêm các mũi còn lại trong tiêm chủng thường xuyên.
+ Nếu trẻ đã tiêm đủ 03 mũi vắc xin DPT-VGB-Hib thì sẽ tiêm 1 mũi DPT-VGB-Hib trong đợt này và không cần tiêm DPT lúc 18 tháng trong tiêm chủng thường xuyên.
Lưu ý: đối với nhóm trẻ từ 2 tháng đến 18 tháng tuổi nếu gia đình không nhớ hoặc không có bằng chứng về tiêm chủng thì COI NHƯ CHƯA TIÊM và sẽ phải tiêm đầy đủ các mũi vắc xin DPT-VGB-Hib theo lịch của Chương trình Tiêm chủng mở rộng.
4.2 Tiêm vắc xin DPT
- Trẻ từ 19 tháng tuổi đến 48 tháng tuổi:
Nếu chưa được tiêm đủ 04 mũi vắc xin DPT-VGB-Hib trước đó thì sẽ tiêm 01 mũi DPT trong chiến dịch này.
Lưu ý : đối với nhóm trẻ từ 19 tháng đến 48 tháng tuổi nếu không nhớ hoặc không có bằng chứng về tiêm chủng thì COI NHƯ CHƯA TIÊM và sẽ phải tiêm 2 mũi vắc xin DPT cách nhau 1 tháng trong chiến dịch này. Tiếp tục tiêm mũi 3 cách mũi 2 là 6 tháng trong tiêm chủng thường xuyên nếu ở thời điểm tiêm mũi 3 trẻ vẫn dưới 48 tháng tuổi.
Không được tiêm vắc xin DPT cho trẻ từ 48 tháng tuổi trở lên vì những tác dụng phụ nghiêm trọng, đặc biệt là gây co giật có thể xảy ra ở trẻ từ 48 tháng tuổi trở lên (vắc xin DPT là vắc xin có thành phần bạch hầu nguyên liều sẽ gây phản ứng mạnh ở trẻ từ 48 tháng tuổi trở lên).
4.3 Tiêm vắc xin Td
Tre từ 49 tháng tuổi trở lên và người lớn: Tiêm 2 mũi vắc xin Td cách nhau 1 tháng không kể tiền sử tiêm chủng vắc xin bạch hầu trước đây, trừ những người mới tiêm vắc xin vắc xin có thành phần bạch hầu trong vòng 1 tháng.
...
Như vậy, hiện nay đã có vắc xin phòng bệnh bạch hầu, cụ thể:
(1) Tiêm vắc xin 5 trong 1 (DPT-VGB-Hib) đối với:
- Trẻ từ 2 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi;
- Trẻ từ 13-18 tháng tuổi.
(2) Tiêm vắc xin DPT đối với trẻ từ 19 tháng tuổi đến 48 tháng tuổi.
(3) Tiêm vắc xin Td đối với trẻ từ 49 tháng tuổi trở lên và người lớn.
Ghi nhận bao nhiêu ca mắc thì là ổ dịch bạch hầu?
Theo Mục 2 Phần II Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh bạch hầu ban hành kèm Quyết định 3593/QĐ-BYT năm 2020 quy định như sau:
II. NỘI DUNG
...
2. Định nghĩa ổ dịch.
Ổ dịch bạch hầu: một nơi (thôn, xóm, đội/tổ dân phố/ấp/khóm/đơn vị…) ghi nhận từ 01 ca bệnh xác định trở lên.
Ổ dịch kết thúc: khi không ghi nhận trường hợp mắc mới trong vòng 14 ngày kể từ ngày ca bệnh cuối cùng được cách ly y tế.
Như vậy, tại một nơi (thôn, xóm, đội/tổ dân phố/ấp/khóm/đơn vị…) ghi nhận từ 01 ca bệnh xác định trở lên thì đã có thể xem là ổ dịch bạch hầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?