Bệnh bạch hầu lây qua đường nào? Nguyên nhân gây tử vong cao ở bệnh bạch hầu là gì? Chi phí tiêm phòng bệnh bạch hầu?
Bệnh bạch hầu lây qua đường nào? Nguyên nhân gây tử vong cao ở bệnh bạch hầu là gì?
Bệnh bạch hầu được quy định tại Mục 1 Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu được ban hành kèm theo Quyết định 2957/QĐ-BYT năm 2020 như sau:
HƯỚNG DẪN
...
1. ĐẠI CƯƠNG
Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm trùng - nhiễm độc, lây theo đường hô hấp và có khả năng gây dịch, do trực khuẩn Corynebacterium diphtheriae (còn gọi là trực khuẩn Klebs-Leoffler) gây nên. Bệnh thường găp ở trẻ em < 15 tuổi và ở đối tượng chưa có miễn dịch với bệnh bạch hầu do chưa được tiêm vắc-xin đầy đủ. Vi khuẩn thường khu trú và làm thương tổn đường hô hấp trên (mũi, họng, thanh quản) tạo giả mạc dai dính, khó bóc tách và sinh ra ngoại độc tố gây nhiễm độc toàn thân (tim, thận, thần kinh), nguy cơ tử vong cao do tắc đường thở và viêm cơ tim. Bệnh có thuốc điều trị đặc hiệu bằng kháng sinh và kháng độc tố bạch hầu (SAD) và có thể dự phòng bệnh bằng vắc-xin.
Theo đó, bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm trùng - nhiễm độc, lây theo đường hô hấp và có khả năng gây dịch, do trực khuẩn Corynebacterium diphtheriae (còn gọi là trực khuẩn Klebs-Leoffler) gây nên.
Người mắc bệnh bạch hầu gặp ở trẻ em < 15 tuổi và ở đối tượng chưa có miễn dịch với bệnh bạch hầu do chưa được tiêm vắc-xin đầy đủ.
Nguyên nhân hình thành bệnh là do vi khuẩn thường khu trú và làm thương tổn đường hô hấp trên (mũi, họng, thanh quản) tạo giả mạc dai dính, khó bóc tách và sinh ra ngoại độc tố gây nhiễm độc toàn thân (tim, thận, thần kinh), nguy cơ tử vong cao do tắc đường thở và viêm cơ tim.
Như vậy, bệnh bạch hầu có thể lây truyền trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua đường hô hấp và có nguy cơ tử vong cao. Ngoài ra vi khuẩn cũng truyền từ người này sang người khác thông qua vật trung gian như đồ chơi, vật dụng có chứa dịch tiết của người bệnh.
Lưu ý:
Hiện tại bệnh đã có thuốc điều trị đặc hiệu bằng kháng sinh và kháng độc tố bạch hầu (SAD) và có thể dự phòng bệnh bằng vắc-xin.
Bệnh bạch hầu lây qua đường nào? Nguyên nhân gây tử vong cao ở bệnh bạch hầu là gì? Chi phí tiêm phòng bệnh bạch hầu? (Hình từ Internet)
Quy trình thực hiện tiêm phòng bạch hầu ở người lớn được thực hiện như thế nào?
Tiêm phòng bạch hầu được quy định tại tiểu mục 1.1 mục 1 Phần III Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh bạch hầu ban hành kèm theo Quyết định 3593/QĐ-BYT năm 2020 thì như sau:
- Tiêm các mũi cơ bản:
Tiêm 3 mũi cơ bản vắc xin có chứa thành phần bạch hầu nguyên liều, thường kết hợp trong các vắc xin 5 trong 1 hoặc vắc xin 6 trong 1.
+ Mũi thứ 1 tiêm lúc 2 tháng tuổi.
+ Mũi thứ 2 lúc 3 tháng tuổi.
+ Mũi thứ 3 lúc 4 tháng tuổi.
Tốt nhất nên hoàn thành mũi thứ 3 trước 6 tháng tuổi. Đảm bảo tỷ lệ tiêm vắc xin trên 95% ở tất cả các xã/phường trong Chương trình Tiêm chủng Mở rộng.
- Tiêm nhắc lại:
+ Mũi 4: Tiêm vắc xin có thành phần bạch hầu nguyên liều, tiêm lúc 18 đến 24 tháng tuổi.
+ Mũi 5: Tiêm vắc xin có thành phần bạch hầu giảm liều lúc 4 đến 7 tuổi.
+ Mũi 6: Tiêm vắc xin có thành phần bạch hầu giảm liều lúc 9 đến 15 tuổi.
Chi phí tiêm phòng bệnh bạch hầu được xác định như thế nào?
Giá dịch vụ tiêm phòng bệnh bạch hầu được quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 104/2016/NĐ-CP cụ thể như sau:
Giá dịch vụ tiêm chủng
...
2. Chi phí dịch vụ tiêm chủng được tính theo từng loại vắc xin, số lần tiêm hoặc uống và được tính đúng, tính đủ các yếu tố chi phí trực tiếp, gián tiếp sau đây:
a) Tiền công khám sàng lọc, tư vấn, công tiêm, theo dõi sau tiêm chủng;
b) Tiền vật tư tiêu hao;
c) Tiền điện, nước, nhiên liệu, xử lý chất thải y tế và vệ sinh môi trường trực tiếp cho việc thực hiện dịch vụ tiêm chủng;
d) Khấu hao tài sản cố định; chi phí chi trả lãi tiền vay theo các hợp đồng vay vốn, huy động để đầu tư, mua sắm trang thiết bị thực hiện dịch vụ tiêm chủng (nếu có) được tính và phân bổ vào chi phí của dịch vụ sử dụng nguồn vốn này;
đ) Chi phí của bộ phận gián tiếp, các chi phí hợp pháp khác để bảo đảm cho hoạt động của cơ sở tiêm chủng.
3. Không tính vào giá dịch vụ tiêm chủng vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng, tiêm chủng chống dịch đối với các khoản chi phí đã được ngân sách nhà nước bảo đảm.
4. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể giá dịch vụ tiêm chủng vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng, tiêm chủng chống dịch.
Theo quy định trên, chi phí tiêm phòng bệnh bạch hầu được tính theo từng loại vắc xin, số lần tiêm hoặc uống và được tính đúng, tính đủ các yếu tố chi phí trực tiếp, gián tiếp sau đây:
- Tiền công khám sàng lọc, tư vấn, công tiêm, theo dõi sau tiêm chủng;
- Tiền vật tư tiêu hao;
- Tiền điện, nước, nhiên liệu, xử lý chất thải y tế và vệ sinh môi trường trực tiếp cho việc thực hiện dịch vụ tiêm chủng;
- Khấu hao tài sản cố định; chi phí chi trả lãi tiền vay theo các hợp đồng vay vốn, huy động để đầu tư, mua sắm trang thiết bị thực hiện dịch vụ tiêm chủng (nếu có) được tính và phân bổ vào chi phí của dịch vụ sử dụng nguồn vốn này;
- Chi phí của bộ phận gián tiếp, các chi phí hợp pháp khác để bảo đảm cho hoạt động của cơ sở tiêm chủng.
Lưu ý:
Đặc biệt, không tính vào giá dịch vụ tiêm chủng vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng, tiêm chủng chống dịch đối với các khoản chi phí đã được ngân sách nhà nước bảo đảm.
Giá dịch vụ tiêm chủng vắc xin sẽ do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể trong Chương trình tiêm chủng mở rộng, tiêm chủng chống dịch.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp Thông tư hướng dẫn Nghị định 178/2024/NĐ-CP? Chế độ, chính sách tại Nghị định 178/2024/NĐ-CP ra sao?
- 06 hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động đường bộ mới nhất? Hoạt động bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ?
- Quy định tốc độ xe ô tô mới nhất 2025? Xe ô tô được phép chạy bao nhiêu km/h? Ô tô chạy quá tốc độ 5-10km phạt nguội bao nhiêu theo Nghị định 168?
- Mẫu biên bản họp Hội đồng thành viên về việc thành lập chi nhánh mới nhất? Hồ sơ đăng ký hoạt động của chi nhánh?
- Năm 2025, không phải là Cảnh sát giao thông thì có được điều khiển giao thông không? Quy định về báo hiệu đường bộ?