Bệnh bạch lị và thương hàn ở gà là gì? Cách tiến hành chẩn đoán lâm sàng đối với bệnh bạch lị và thương hàn ở gà như thế nào?
Bệnh bạch lị và thương hàn ở gà là gì?
Theo quy định tại Mục 2 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8400-12:2011 về bệnh động vật - quy trình chẩn đoán - phần 12: bệnh bạch lị và thương hàn ở gà thì:
Bệnh bạch lị (fowl typhoid) là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Salmonella pullorum (S. pullorum) gây ra trên gà.
Bệnh thương hàn (pullorum disease) là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Samonella gallinarum (S. gallinarum) gây ra trên gà.
Chú thích: Bệnh bạch lị và thương hàn ở gà có nhiều đặc điểm giống nhau về bệnh sử, triệu chứng lâm sàng, dịch tễ, bệnh tích và các biện pháp phòng chống bệnh.
Tuy nhiên, bệnh bạch lị thường xảy ra trên gà con, ở thể cấp tính, nhiễm trùng huyết và gà lớn có thể mang trùng và bệnh ở thể cận lâm sàng.
Bệnh thương hàn gà thường xảy ra trên gà với đặc điểm đặc trưng:
- Lây lan nhanh,
- Tỉ lệ nhiễm cao,
- Gà con có thể mắc bệnh ở thể cấp tính.
Những năm gần đây, nhiều tài liệu xếp hai loại vi khuẩn này vào chung một loài Salmonella enterica nhánh enterica (subspecies enterica) typ huyết thanh gallinarum - pullorum, nhưng chúng thuộc một hay hai typ huyết thanh khác nhau vẫn còn là vấn đề tranh luận.
Bệnh bạch lị và thương hàn ở gà là gì? (Hình từ Internet)
Cách tiến hành chẩn đoán lâm sàng đối với bệnh bạch lị và thương hàn ở gà như thế nào?
Căn cứ tại tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8400-12:2011 về bệnh động vật - quy trình chẩn đoán - phần 12: bệnh bạch lị và thương hàn ở gà về cách tiến hành chẩn đoán lâm sàng đối với bệnh bạch lị và thương hàn ở gà, cụ thể như sau:
Về đặc điểm dịch tễ
- Bệnh có thể lây truyền qua trứng.
- Sản lượng trứng giảm.
- Tỷ lệ ấp nở giảm: tăng tỉ lệ chết phôi và chết non.
Về triệu chứng lâm sàng
(i) Ở gà con
- Tỉ lệ chết cao và chất lượng kém ở gà con mới nở.
- Bỏ ăn, ỉa chảy phân trắng dính bết vào lỗ huyệt, suy kiệt, khó thở, gà còi cọc.
- Tỉ lệ chết cao nhất ở khoảng 2 tuần tuổi đến 3 tuần tuổi.
- Có thể sưng khớp và mù mắt.
(ii) Ở gà lớn
- Thể cấp tính: vật ủ rũ, bỏ ăn, lông xù, ỉa cháy, mất nước, sốt cao. Gia cầm chết sau từ 4 ngày đến 10 ngày xuất hiện triệu chứng.
- Tỉ lệ đẻ và tỉ lệ ấp nở giảm.
- Thể mạn tính: gà có thể mang trùng, không biểu hiện triệu chứng rõ ràng.
Về bệnh tích đại thể
(i) Ở gà con
- Lòng đỏ lâu tiêu.
- Hoại tử từng đốm nhỏ ở phổi, cơ tim.
- Xoang bao tim tích dịch nhầy vàng.
- Viêm khớp.
- Gan, lách sưng.
- Ruột viêm cata.
- Thành manh tràng dày, có bã đậu.
(ii) Ở gà lớn
- Trứng non méo mó, dị hình, chất chứa bên trong màu vàng nâu hay xanh đen có khi có bã đậu.
- Trứng rơi vào xoang bụng.
- Viêm xoang bụng, có thể viêm dính với các cơ quan trong xoang bụng.
- Viêm bao tim.
Về lấy mẫu
Bệnh phẩm là phủ tạng (gan, lách, phổi), phủ tạng của phôi, tử cung, manh tràng, ruột lấy từ 10 g đến 100 g.
Dịch ổ nhớp, phân trực tràng: dùng tăm pon vô trùng ngoáy ổ nhớp hay trực tràng. Lấy phân 10 g đến 50 g phân mới bài thải.
Lấy trứng, trứng có phôi (túi lòng đỏ), túi lòng đỏ trứng chưa tiêu (ở gà con), trứng non.
Bệnh phẩm phải được lấy vô trùng.
Mỗi loại bệnh phẩm cho vào từng lọ hoặc túi ni lon vô trùng riêng biệt.
Bảo quản trong điều kiện lạnh từ 2oC đến 8oC và gửi về phòng thí nghiệm chậm nhất 24 h sau khi lấy mẫu.
Gửi kèm theo bệnh phẩm giấy yêu cầu xét nghiệm có ghi rõ triệu chứng, bệnh tích và đặc điểm dịch tễ.
Ngoài ra, việc nuôi cấy, phân lập vi khuẩn trong phòng thí nghiệm được thực hiện như sau:
Môi trường nuôi cấy, phân lập bao gồm:
- Môi trường thông thường như: thạch máu, thạch thường, canh thang BHI.
- Môi trường chọn lọc như: thạch BG, thạch MacConkey hoặc thạch XLD.
- Môi trường tăng sinh như: nước selenit cystein, tetrathionat, RVS.
Nuôi cấy, phân lập vi khuẩn S. pullorum và S. gallinarum tuỳ thuộc vào loại bệnh phẩm mà áp dụng phương pháp khác nhau:
- Bệnh phẩm là phân, ruột, chất chứa của ruột, manh tràng.
Nghiền bệnh phẩm trong nước muối sinh lý vô trùng (phân và chất chứa ruột hoà trực tiếp vào nước muối sinh lý) hoặc nghiền bệnh phẩm trực tiếp bằng stomacher theo tỉ lệ 1/10.
Lấy một vòng que cấy huyễn dịch bệnh phẩm, cấy vào môi trường chọn lọc, nuôi cấy ở 37 oC trong vòng 24 h đến 48 h.
Cấy huyễn dịch bệnh phẩm vào môi trường tăng sinh theo tỉ lệ 1/10, nuôi cấy ở 37 oC (selenit cystein) sau 24 h đến 48 h cấy chuyển vào môi trường chọn lọc.
- Bệnh phẩm là phủ tạng: Nghiền bệnh phẩm trong nước muối sinh lý vô trùng theo tỉ lệ 1/10. Lấy một vòng que cấy huyễn dịch bệnh phẩm vào môi trường thông thường và môi trường chọn lọc. Nuôi cấy ở 37oC từ 24 h đến 48 h cấy chuyển sang môi trường chọn lọc.
- Bệnh phẩm dịch ổ nhớp và phân trực tràng: Ria cấy (tăm pon ngoáy dịch ổ nhớp và phân trực tràng) lên môi trường chọn lọc, sau đó chuyển tăm pon vào môi trường tăng sinh (selenit cystein), nuôi cấy ở 37oC sau 24 h đến 48 h cấy chuyển sang môi trường chọn lọc.
- Cấy bệnh phẩm là lòng đỏ (của trứng và trứng non, túi lòng đỏ của trứng có phôi và gà con):
Có thể dùng pipet hay syringe vô trùng hút 100 µl lòng đỏ cấy vào 100 ml nước pepton hay canh thang BHI, trộn đều, ủ ở 37oC sau 24h đến 48h, cấy chuyển vào môi trường thạch máu, môi trường chọn lọc và môi trường tăng sinh. Ủ ở 37oC sau 24 h đến 48 h, cấy chuyển vào môi trường chọn lọc.
Có thể lấy tăm pon, nhúng vào lòng đỏ, dùng tăm pon ria cấy lên môi trường thạch máu, môi trường chọn lọc, sau đó chuyển tăm pon vào môi trường canh thang BHI. Ủ ở 37oC sau 24h đến 48h, cấy chuyển vào môi trường chọn lọc.
- Bệnh phẩm là phôi: Nghiền phủ tạng của phôi, lấy một vòng que cấy, ria cấy lên môi trường thạch máu, môi trường chọn lọc và cấy vào môi trường tăng sinh.
Sau 24h đến 48h nuôi cấy ở 37oC (môi trường selenit cystein), cấy chuyển vi khuẩn vào môi trường chọn lọc.
- Bệnh phẩm là vỏ trứng: Nghiền nhỏ vỏ trứng vào cấy môi trường trường tăng sinh (selenit cystein) ở nhiệt độ 37oC, sau 24h đến 48h cấy chuyển vi khuẩn vào môi trường chọn lọc.
Hình thái khuẩn lạc trên các môi trường phân lập sau 24h đến 48h nuôi cấy như sau:
- Trên môi trường thạch máu hoặc thạch thường khuẩn lạc vi khuẩn Salmonella có hình tròn, trơn, mặt vồng và màu trắng hơi đục, đường kính khoảng 1 mm đến 2 mm.
- Trên môi trường thạch MacConkey khuẩn lạc có hình tròn, trơn, hình vòm, màu trắng hơi đục.
- Trên môi trường thạch BG: Khuẩn lạc có hình tròn, trơn, màu hồng đậm
- Trên môi trường thạch XLD: Khuẩn lạc có hình tròn, trơn, màu đỏ có nhân đen.
Chọn khuẩn lạc có hình thái đặc trưng cấy vào môi trường thạch thường hoặc thạch máu hay canh thang BHI, nuôi cấy ở 37oC trong vòng 18 h đến 24 h để tiến hành kiểm tra đặc tính sinh hoá và huyết thanh học.
Gà được xác định là mắc bệnh thương hàn hay bạch lị khi nào?
Theo quy định tại Mục 6 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8400-12:2011 về bệnh động vật - quy trình chẩn đoán - phần 12: bệnh bạch lị và thương hàn ở gà thì
Gà được xác định là mắc bệnh thương hàn hay bạch lị khi:
- Có đặc điểm dịch tễ, triệu chứng lâm sàng, bệnh tích điển hình của bệnh;
- Phân lập được vi khuẩn S. pullorum hay S. gallinarum trong phòng thí nghiệm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?