Bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp có được xem là bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội không? Người lao động được chẩn đoán mắc bệnh này cần làm gì?
- Bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp có được xem là bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội không?
- Người lao động được chẩn đoán là mắc bệnh nghề nghiệp cụ thể là bệnh bụi phổi bông thì cần phải làm gì?
- Tiếp xúc với nồng độ bụi bông trong môi trường lao động trong thời gian bao lâu thì được xác định là bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp cấp tính?
Bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp có được xem là bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội không?
Căn cứ theo Mục 1, 2, 3 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định như sau:
1. Định nghĩa
Bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp là bệnh phổi đặc trưng bởi co thắt phế quản do tiếp xúc với bụi bông, đay, gai và lanh trong quá trình lao động.
2. Yếu tố gây bệnh
Bụi bông, đay, lanh, gai trong không khí môi trường lao động.
3. Nghề, công việc thường gặp và nguồn tiếp xúc
- Trồng, thu hoạch và chế biến bông, đay, lanh, gai;
- Sản xuất sợi, chỉ, dệt vải, may mặc (kể cả bông nhân tạo);
- Nghề, công việc tiếp xúc với bụi bông, đay, lanh, gai.
Theo đó, bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp là bệnh phổi đặc trưng bởi co thắt phế quản do tiếp xúc với bụi bông, đay, gai và lanh trong quá trình lao động.
Yếu tố gây ra bệnh này là bụi bông, đay, lanh, gai trong không khí môi trường lao động.
Bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp thường gặp trong các công việc và nguồn tiếp xúc như:
- Trồng, thu hoạch và chế biến bông, đay, lanh, gai;
- Sản xuất sợi, chỉ, dệt vải, may mặc (kể cả bông nhân tạo);
- Nghề, công việc tiếp xúc với bụi bông, đay, lanh, gai.
Và căn cứ theo khoản 3 Điều 3 Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định Danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm và hướng dẫn chẩn đoán, giám định như sau:
Danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm và hướng dẫn chẩn đoán, giám định
1. Bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Bệnh bụi phổi amiăng nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
...
Như vậy, bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp được xem là bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội.
Hướng dẫn chẩn đoán, giám định đối với bệnh này được quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 15/2016/TT-BYT.
Bệnh nghề nghiệp được hưởng Bảo hiểm xã hội (Hình từ Internet)
Người lao động được chẩn đoán là mắc bệnh nghề nghiệp cụ thể là bệnh bụi phổi bông thì cần phải làm gì?
Căn cứ theo Điều 3a Thông tư 15/2016/TT-BYT, số thứ tự Điều này được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 02/2023/TT-BYT quy định Nguyên tắc chẩn đoán, điều trị, dự phòng đối với người lao động bị mắc bệnh nghề nghiệp như sau:
Nguyên tắc chẩn đoán, điều trị, dự phòng đối với người lao động bị mắc bệnh nghề nghiệp
1. Người lao động sau khi được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp cần được:
a) Hạn chế tiếp xúc yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp đó;
b) Điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế. Đối với nhóm bệnh nhiễm độc nghề nghiệp phải được thải độc, giải độc kịp thời;
c) Điều dưỡng, phục hồi chức năng và giám định mức suy giảm khả năng lao động để hưởng chế độ bảo hiểm theo quy định.
2. Một số bệnh nghề nghiệp (bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn, bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ, do rung toàn thân, nhiễm độc mangan, các bệnh bụi phổi nghề nghiệp trừ bệnh bụi phổi bông) và ung thư nghề nghiệp, ung thư do các bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn định cần chuyển khám giám định ngay.
3. Trường hợp chẩn đoán các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp cho người lao động trong thời gian bảo đảm không nhất thiết phải có các xét nghiệm xác định độc chất trong cơ thể.
Theo đó, người lao động được chẩn đoán là mắc bệnh nghề nghiệp cụ thể là bệnh bụi phổi bông thì cần phải:
- Hạn chế tiếp xúc yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp đó cụ thể là bụi bông, đay, lanh, gai trong không khí môi trường lao động.
- Điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế.
- Điều dưỡng, phục hồi chức năng và giám định mức suy giảm khả năng lao động để hưởng chế độ bảo hiểm theo quy định.
Tiếp xúc với nồng độ bụi bông trong môi trường lao động trong thời gian bao lâu thì được xác định là bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp cấp tính?
Căn cứ theo Mục 4, 5 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định như sau:
4. Giới hạn tiếp xúc tối thiểu
4.1. Bệnh bụi phổi bông cấp tính
Nồng độ bụi bông trong môi trường lao động vượt quá 0,2 mg/m3 không khí.
4.2. Bệnh bụi phổi bông mạn tính
Nồng độ bụi bông trong môi trường lao động vượt quá giới hạn tiếp xúc ca làm việc cho phép theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành.
5. Thời gian tiếp xúc tối thiểu
- 2 giờ đối với trường hợp cấp tính;
- 5 năm đối với trường hợp mạn tính.
Theo đó, người lao động tiếp xúc với nồng độ bụi bông trong môi trường lao động vượt quá 0,2 mg/m3 không khí trong 2 giờ thì được xem là trường hợp cấp tính của bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã QR là gì? Mức phạt hành chính tội đánh tráo mã QR để chiếm đoạt tiền của người khác là bao nhiêu?
- Cán bộ công chức có phải thực hiện kê khai tài sản, tài khoản ở nước ngoài của vợ/chồng hay không?
- Được ủy quyền lại hợp đồng ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai hay không theo quy định pháp luật?
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?