Bệnh cúm gia cầm H5N1 có gây tỉ lệ tử vong cao đối với cá thể mắc bệnh hay không? Có thể dùng những loại thuốc thử và vật liệu thử nào để hỗ trợ chẩn đoán bệnh?
Bệnh cúm gia cầm H5N1 có gây tỉ lệ tử vong cao đối với cá thể mắc bệnh hay không?
Theo tiểu mục 2.1 Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-26:2014 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 26: Bệnh cúm gia cầm H5N1 quy định về bệnh cúm gia cầm H5N1 như sau:
Thuật ngữ và định nghĩa
2.1. Bệnh cúm gia cầm là bệnh do vi rút cúm type A, thuộc họ Orthomyxoviridae gây ra trên các loài gia cầm, thủy cầm và chim hoang dã. Dựa vào độc lực của vi rút cúm gia cầm người ta xếp loại: bệnh cúm gia cầm độc lực cao, tỉ lệ chết rất cao và cúm gia cầm độc lực thấp với triệu chứng bệnh không rõ rệt và tỷ lệ chết thấp.
Vi rút cúm A thuộc subtype H5N1, hệ gen ARN có khả năng biến đổi rất nhanh, tạo ra những chủng, nhánh mới là nguyên nhân gây ra các ổ dịch cúm gia cầm.
...
Bên cạnh đó, tại tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-26:2014 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 26: Bệnh cúm gia cầm H5N1 quy định về thể độc lực cao và thể độc lực thấp ở bệnh như sau:
Cách tiến hành
5.1. Chẩn đoán lâm sàng
...
5.1.1.1. Thể độc lực cao
Trên gà: tốc độ lây lan bệnh rất nhanh, tỉ lệ chết có thể đến 100 % trong thời gian 3 ngày đến 4 ngày kể từ khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên.
Trên vịt: ngỗng, bệnh ít trầm trọng hơn so với ở gà, tuy nhiên trong một số trường hợp tỉ lệ chết do bệnh trên vịt > 70 % và ngỗng > 50 %.
5.1.1.2. Thể độc lực thấp
Bệnh thể độc lực thấp không có biểu hiện rõ rệt, nếu có bệnh thường bị nhầm lẫn với các dạng nhiễm trùng khác. Tỉ lệ chết của cả đàn là 2 % đến 3 % đối với gà và không gây chết trên vịt.
...
Theo đó, bệnh cúm gia cầm là bệnh do vi rút cúm type A, thuộc họ Orthomyxoviridae gây ra trên các loài gia cầm, thủy cầm và chim hoang dã. Dựa vào độc lực của vi rút cúm gia cầm người ta xếp loại: bệnh cúm gia cầm độc lực cao, tỉ lệ chết rất cao và cúm gia cầm độc lực thấp với triệu chứng bệnh không rõ rệt và tỷ lệ chết thấp.
Ở bệnh thể độ lực cao thì tốc độ lây lan bệnh trên gà rất nhanh, tỉ lệ chết có thể đến 100 % trong thời gian 3 ngày đến 4 ngày kể từ khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên.
Trên vịt: ngỗng, bệnh ít trầm trọng hơn so với ở gà, tuy nhiên trong một số trường hợp tỉ lệ chết do bệnh trên vịt > 70 % và ngỗng > 50 %.
Trường hợp ở bệnh thể độc lực thấp thì không có biểu hiện rõ rệt, nếu có bệnh thường bị nhầm lẫn với các dạng nhiễm trùng khác. Tỉ lệ chết của cả đàn là 2 % đến 3 % đối với gà và không gây chết trên vịt.
Bệnh cúm gia cầm H5N1 (hình từ Internet)
Việc chẩn đoán bệnh cúm gà H5N1 có thể dùng những loại thuốc thử và vật liệu thử nào?
Theo Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-26:2014 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 26: Bệnh cúm gia cầm H5N1 quy định về thuốc thử và vật liệu thử như sau:
Thuốc thử và vật liệu thử
Chỉ sử dụng thuốc thử loại tinh khiết phân tích và chỉ sử dụng nước cất hoặc nước đã khử khoáng hoặc nước có độ tinh khiết tương đương.
3.1. Axit clohydric (HCl) 1 N.
3.2. Natri hydroxit (NaOH) 1 N.
3.3. Etanol 70 %.
3.4. Bột agarose.
3.5. Dung dịch 1xTAE.
3.6. Etidi bromua
3.7. Hồng cầu gà 1 %, xem A.4 phụ lục A.
3.8. Dung dịch PBS, pH 7,2-7,4, xem A3 phụ lục A.
Như vậy, việc chẩn đoán bệnh cúm gia cầm H5N1 có thể dùng đến một số loại thuộc thử vật liệu thử như Axit clohydric (HCl) 1 N; Natri hydroxit (NaOH) 1 N; Etanol 70 %; bột agarose; dung dịch 1xTAE; Etidi bromua; hồng cầu gà 1 % và dung dịch PBS, pH 7,2-7,4.
Lưu ý là chỉ sử dụng thuốc thử loại tinh khiết phân tích và chỉ sử dụng nước cất hoặc nước đã khử khoáng hoặc nước có độ tinh khiết tương đương.
Muốn xét nghiệm kháng nguyên để chẩn đoán bệnh cúm gia cầm H5N1 thì cần lấy mấy bệnh phẩm như thế nào?
Theo tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-26:2014 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 26: Bệnh cúm gia cầm H5N1 quy định về việc lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm kháng nguyên như sau:
Cách tiến hành
...
5.2. Chẩn đoán phòng thí nghiệm
...
5.2.1. Lấy mẫu bệnh phẩm
5.2.1.1. Lấy mẫu xét nghiệm kháng nguyên
Mẫu xét nghiệm kháng nguyên: lấy 3 gam đến 5 gam bệnh phẩm (não, phổi, khí quản, lách, ruột...) của gia cầm bị bệnh. Trong trường hợp gia cầm còn sống, sử dụng tăm bông để ngoáy dịch ổ nhớp (swab), họng hoặc lấy phân tươi sau đó cho vào dung dịch PBS (xem 3.8), pH 7,2 đến 7,4, có bổ sung dung dịch kháng sinh theo tỉ lệ 1:10.
5.2.1.2. Lấy mẫu xét nghiệm kháng thể
Chỉ thực hiện đối với gia cầm chưa tiêm vắc xin cúm gia cầm: lấy máu của gia cầm nghi mắc cúm bằng cách sử dụng xy lanh 5 ml để lấy 1 ml máu, rút cán xy lanh tới mức cao nhất để tạo nhiều khoảng trống bên trong, đặt xy lanh nằm nghiêng 5° ở nhiệt độ 20 đến 30°C trong thời gian 30 min để máu tự đông lại và tiết ra huyết thanh. Chắt huyết thanh sang ống 1,5 ml mới để dùng cho xét nghiệm.
Các mẫu phải được bảo quản lạnh từ 2 °C đến 8°C và vận chuyển ngay đến phòng thí nghiệm trong vòng 24h.
Theo tiêu chuẩn trên thì để xét nghiệm kháng nguyên thì cần lấy 3 gam đến 5 gam bệnh phẩm (não, phổi, khí quản, lách, ruột...) của gia cầm bị bệnh.
Trong trường hợp gia cầm còn sống, sử dụng tăm bông để ngoáy dịch ổ nhớp (swab), họng hoặc lấy phân tươi sau đó cho vào dung dịch PBS, pH 7,2 đến 7,4, có bổ sung dung dịch kháng sinh theo tỉ lệ 1:10.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc thì xử phạt hành chính thế nào? Quy định về việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc?
- Hướng dẫn vào thi https hocvalamtheobac mobiedu vn tuần 2 cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh?
- Trẻ em ngồi ghế trước ô tô có bị phạt không? Mức phạt để trẻ em ngồi ghế trước ô tô là bao nhiêu?
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?