Bệnh Cúm gia cầm H5N1 có nguy cơ tử vong cao không? Triệu chứng cúm gia cầm H5N1 ở người thường thấy là gì?

Bệnh Cúm gia cầm H5N1 có nguy cơ tử vong cao không? Triệu chứng cúm gia cầm H5N1 ở người thường thấy là gì? Việc điều trị suy hô hấp cấp khi bệnh nhân mắc cúm gia cầm H5N1 được tiến hành ra sao? câu hỏi của anh N (Hồ Chí Minh).

Bệnh Cúm gia cầm H5N1 có nguy cơ tử vong cao không? Triệu chứng cúm gia cầm H5N1 ở người là gì?

Theo Hướng dẫn chẩn đoán, xử trí và phòng lây nhiễm cúm A (H5N1) ở người ban hành kèm theo Quyết định 30/2008/QĐ-BYT do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành có nêu bệnh cúm gia cầm H5N1 thường diễn biến nặng, tiến triển nhanh, không đáp ứng với các phương pháp điều trị thông thường và có tỷ lệ tử vong cao.

Về triệu chứng cúm gia cầm H5N1 ở người được quy định tại Mục I Hướng dẫn chẩn đoán, xử trí và phòng lây nhiễm cúm A (H5N1) ở người ban hành kèm theo Quyết định 30/2008/QĐ-BYT, cụ thể gồm:

(1) Yếu tố dịch tễ:

- Người nghi mắc cúm A H5N1 ở trong vùng có dịch cúm gia cầm trong vòng 2 tuần.

- Tiếp xúc gần với gia cầm bị bệnh (nuôi, buôn bán, vận chuyển, giết mổ, chế biến, ăn thịt gia cầm bị bệnh, ăn tiết canh v.v...)

- Tiếp xúc gần gũi với người bệnh: nghi ngờ, có thể hoặc đã xác định mắc cúm A (H5N1)

(2) Biểu hiện lâm sàng:

Bệnh diễn biến cấp tính và có một số biểu hiện sau đây:

- Sốt trên 38oC.

- Các triệu chứng về hô hấp

+ Ho khan hoặc có đờm, tức ngực, thở nhanh, tím tái...

+ Có thể có ran khi nghe phổi.

+ Diễn biến nhanh chóng tới suy hô hấp.

- Triệu chứng tuần hoàn:

+ Nhịp tim nhanh, huyết áp hạ, sốc.

- Các triệu chứng khác

+ Đau đầu, đau cơ, tiêu chảy.

+ Suy đa tạng.

(3) Biểu hiện cận lâm sàng:

X quang phổi (bắt buộc):

Tổn thương thâm nhiễm lan toả một bên hoặc hai bên, tiến triển nhanh. Nên chụp phổi 1-2 lần trong ngày ở giai đoạn cấp.

Xét nghiệm:

- Công thức máu: Số lượng bạch cầu bình thường hoặc giảm.

- Độ bão hoà oxy máu (SpO2): dưới 92%

- PaO2 giảm dưới 85 mmHg. Tỷ lệ PaO2/FiO2 dưới 300 khi có tổn thương phổi cấp (ALI), dưới 200 khi có suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS).

Chẩn đoán vi sinh vật:

- Vi rút:

+ Lấy bệnh phẩm:

++ Ngoáy họng

++ Lấy dịch tỵ hầu

++ Lấy dịch phế quản

Bảo quản đúng quy cách và gửi sớm về nơi có điều kiện xét nghiệm để xác định nguyên nhân.

+ Làm RT-PCR để xác định vi rút cúm A/H5

- Vi khuẩn:

+ Cấy máu ngay khi vào viện

+ Cấy dịch màng phổi, dịch nội khí quản.

Sơ đồ chẩn đoán và xử trí cúm A (H5N1): xem Phụ lục 1.

Bệnh Cúm gia cầm H5N1 có nguy cơ tử vong cao không? Triệu chứng cúm gia cầm H5N1 ở người thường thấy là gì?

Bệnh Cúm gia cầm H5N1 có nguy cơ tử vong cao không? Triệu chứng cúm gia cầm H5N1 ở người thường thấy là gì? (hình từ internet)

Nguyên tắc chung khi xử lý bệnh nhân mắc cúm gia cầm H5N1 được quy định thế nào?

Khi xử lý bệnh nhân mắc cúm gia cầm H5N1 phải đảm bảo các nguyên tắc được nêu tại tiểu mục 1 Mục II Hướng dẫn chẩn đoán, xử trí và phòng lây nhiễm cúm A (H5N1) ở người ban hành kèm theo Quyết định 30/2008/QĐ-BYT do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, cụ thể:

- Bệnh nhân nghi ngờ phải được cách ly.

- Dùng thuốc kháng vi rút (oseltamivir) càng sớm càng tốt.

- Hồi sức hô hấp là cơ bản, giữ SpO2 >= 92%.

- Điều trị suy đa tạng (nếu có).

Quy trình điều trị suy hô hấp cấp khi bệnh nhân mắc cúm gia cầm H5N1 được tiến hành ra sao?

Việc điều trị suy hô hấp cấp khi bệnh nhân mắc cúm gia cầm H5N1 được tiến hành theo quy định tại tiểu mục 2 Mục II Hướng dẫn chẩn đoán, xử trí và phòng lây nhiễm cúm A (H5N1) ở người ban hành kèm theo Quyết định 30/2008/QĐ-BYT do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, cụ thể như sau:

2. Điều trị suy hô hấp cấp:
Xử trí suy hô hấp trong cúm A (H5N1): xem Phụ lục 5 và Phụ lục 6.
a) Tư thế người bệnh: Nằm đầu cao 30o – 45o
b) Cung cấp ôxy:
- Chỉ định: Khi có giảm oxy hoá máu:
+ SpO2 ≤ 92% hay PaO2 ≤ 65mmHg
+ Tăng công thở: thở nhanh, rút lõm ngực.
- Thở oxy qua gọng mũi: 1-5 lít/phút sao cho SpO2 > 92%.
- Thở oxy qua mặt nạ đơn giản: oxy 6-12 lít/phút khi thở oxy qua gọng mũi không giữ được SpO2 >92%.
- Thở oxy qua mặt nạ có túi: lưu lượng oxy đủ cao để không xẹp túi khí ở thì thở vào, khi mặt nạ đơn giản không hiệu quả.
c) Thở CPAP:
- CPAP được chỉ định khi tình trạng giảm oxy máu không được cải thiện bằng các biện pháp thở oxy, SpO2 <92%. Nếu có điều kiện, ở trẻ em nên chỉ định thở CPAP ngay khi thất bại với thở oxy qua gọng mũi.
- Tiến hành thở CPAP:
+ Chọn mặt nạ (người lớn, trẻ lớn) hoặc gọng mũi (trẻ nhỏ) phù hợp.
+ Bắt đầu cho thở với CPAP = 5 cmH2O
+ Điều chỉnh mức CPAP theo lâm sàng với mức thay đổi 1 cmH2O/lần để duy trì SpO2 >92%. Mức CPAP tối đa có thể đạt tới 10 cmH2O.
d) Thông khí nhân tạo:
- Chỉ định:
+ Thở CPAP hoặc thở oxy không cải thiện được tình trạng thiếu oxy máu (SpO2 < 90% với CPAP = 10 cmH2O).
+ Người bệnh bắt đầu có dấu hiệu xanh tím, thở nhanh nông.
- Nguyên tắc thông khí nhân tạo:
Mục tiêu: SpO2 >92% với FiO2 bằng hoặc dưới 0,6
Nếu không đạt được mục tiêu trên có thể chấp nhận mức SpO2 > 85%.
- Thông khí nhân tạo không xâm nhập BiPAP (xem Phụ lục 3):
+ Thông khí nhân tạo không xâm nhập BiPAP được chỉ định khi người bệnh có suy hô hấp còn tỉnh, hợp tác tốt, khả năng ho khạc tốt.
- Thông khí nhân tạo xâm nhập:
+ Chỉ định khi người bệnh có suy hô hấp nặng và không đáp ứng với thông khí nhân tạo không xâm nhập.
+ Bắt đầu bằng phương thức thở kiểm soát thể tích, với Vt từ 8-10 ml/kg, tần số 12-16 lần/phút, I/E = 1/2 , PEEP=5 và điều chỉnh FiO2 để đạt được SpO2 >92%.
+ Nếu tiến triển thành ARDS, tiến hành thở máy theo phác đồ thông khí nhân tạo tăng thán cho phép (Xem Phụ lục 4).
+ Với trẻ em, có thể thở theo phương thức kiểm soát áp lực (PCV).
Quy trình thở máy trong viêm phổi do cúm A (H5N1) cho trẻ em: xem Phụ lục 7.
e) Dẫn lưu hút khí màng phổi:
Khi có tràn khí màng phổi, phải dẫn lưu hút khí màng phổi.

Như vậy, quy trình điều trị suy hô hấp cấp khi bệnh nhân mắc cúm gia cầm H5N1 được tiến hành theo Phụ lục 5 và Phụ lục 6 thuộc Hướng dẫn chẩn đoán, xử trí và phòng lây nhiễm cúm A (H5N1) ở người ban hành kèm theo Quyết định 30/2008/QĐ-BYT.

Tải về Quy trình xử trí suy hô hấp trong cúm A (H5N1)

Bệnh Cúm gia cầm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
TCVN 8685-9:2022 về Quy trình kiểm nghiệm vắc xin - Phần 9: Vắc xin vô hoạt phòng bệnh cúm gia cầm thế nào?
Pháp luật
Vì sao gà bị bệnh Cúm gia cầm phải cách ly? Chăn thả gà bị bệnh Cúm gia cầm ở bãi chăn chung bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Người nhiễm bệnh cúm gia cầm H5N1 sẽ có những triệu chứng như thế nào? Triệu chứng lâm sàng của gà khi mắc bệnh cúm gia cầm H5N1 là gì?
Pháp luật
Bệnh Cúm gia cầm H5N1 có nguy cơ tử vong cao không? Triệu chứng cúm gia cầm H5N1 ở người thường thấy là gì?
Pháp luật
Nghi ngờ bệnh cúm A H7N9 trong trường hợp nào? Có những biện pháp phòng bệnh cúm A H7N9 chung nào?
Pháp luật
Người cố ý lây lan tác nhân gây bệnh cúm A H5N1 có thể bị phạt hành chính bao nhiêu tiền? Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã có quyền phạt tiền đối với người đó không?
Pháp luật
Người che giấu, không khai báo về tình trạng bệnh cúm A H5N1 của bản thân có bị phạt hành chính hay không?
Pháp luật
Viện Pasteur TP.HCM chỉ đạo phòng chống dịch cúm gia cầm H5N1 tại các tỉnh phía Nam khi Campuchia có ca tử vong vì dịch bệnh?
Pháp luật
Quy định phòng bệnh Cúm gia cầm bắt buộc bằng vắc-xin? Bán thịt gà mắc bệnh cúm gia cầm có bị đi tù không?
Pháp luật
Gà mắc bệnh cúm gia cầm H5N1 thì sẽ có những triệu chứng lâm sàng như thế nào? Mẫu bệnh phẩm là phổi gà thì cần xử lý ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh Cúm gia cầm
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
864 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh Cúm gia cầm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bệnh Cúm gia cầm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào