Bệnh dại được phân loại là bệnh truyền nhiễm nhóm B hay nhóm A? Thời gian ủ bệnh dại ở vật nuôi thông thường là bao lâu?
Bệnh dại được phân loại là bệnh truyền nhiễm nhóm B hay nhóm A?
Tại Điều 3 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 (Được bổ sung bởi Điều 1 Quyết định 219/QĐ-BYT năm 2020) quy định về phân loại bệnh truyền nhiễm như sau:
Phân loại bệnh truyền nhiễm
1. Bệnh truyền nhiễm gồm các nhóm sau đây:
a) Nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh.
Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A bao gồm bệnh bại liệt; bệnh cúm A-H5N1; bệnh dịch hạch; bệnh đậu mùa; bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ê - bô - la (Ebola), Lát-sa (Lassa) hoặc Mác-bớc (Marburg); bệnh sốt Tây sông Nin (Nile); bệnh sốt vàng; bệnh tả; bệnh viêm đường hô hấp cấp nặng do vi rút và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh chưa rõ tác nhân gây bệnh;bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV gây ra;
b) Nhóm B gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong.
Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B bao gồm bệnh do vi rút A-đê-nô (Adeno); bệnh do vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS); bệnh bạch hầu; bệnh cúm; bệnh dại; bệnh ho gà; bệnh lao phổi; bệnh do liên cầu lợn ở người; bệnh lỵ A-míp (Amibe); bệnh lỵ trực trùng; bệnh quai bị; bệnh sốt Đăng gơ (Dengue), sốt xuất huyết Đăng gơ (Dengue); bệnh sốt rét; bệnh sốt phát ban; bệnh sởi; bệnh tay-chân-miệng; bệnh than; bệnh thủy đậu; bệnh thương hàn; bệnh uốn ván; bệnh Ru-bê-ôn (Rubeon); bệnh viêm gan vi rút; bệnh viêm màng não do não mô cầu; bệnh viêm não vi rút; bệnh xoắn khuẩn vàng da; bệnh tiêu chảy do vi rút Rô-ta (Rota);bệnh do vi rút Zika;
c) Nhóm C gồm các bệnh truyền nhiễm ít nguy hiểm, khả năng lây truyền không nhanh.
Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm C bao gồm bệnh do Cờ-la-my-đi-a (Chlamydia); bệnh giang mai; các bệnh do giun; bệnh lậu; bệnh mắt hột; bệnh do nấm Can-đi-đa-an-bi-căng (Candida albicans); bệnh Nô-ca-đi-a (Nocardia); bệnh phong; bệnh do vi rút Xi-tô-mê-ga-lô (Cytomegalo); bệnh do vi rút Héc-péc (Herpes); bệnh sán dây; bệnh sán lá gan; bệnh sán lá phổi; bệnh sán lá ruột; bệnh sốt mò; bệnh sốt do Rích-két-si-a (Rickettsia); bệnh sốt xuất huyết do vi rút Han-ta (Hanta); bệnh do Tờ-ri-cô-mô-nát (Trichomonas); bệnh viêm da mụn mủ truyền nhiễm; bệnh viêm họng, viêm miệng, viêm tim do vi rút Cốc-xác-ki (Coxsakie); bệnh viêm ruột do Giác-đi-a (Giardia); bệnh viêm ruột do Vi-bờ-ri-ô Pa-ra-hê-mô-ly-ti-cút (Vibrio Parahaemolyticus) và các bệnh truyền nhiễm khác.
2. Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định điều chỉnh, bổ sung danh mục bệnh truyền nhiễm thuộc các nhóm quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo quy định trên thì bệnh dại được phân loại là bệnh truyền nhiễm nhóm B là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong.
Bệnh dại được phân loại là bệnh truyền nhiễm nhóm B hay nhóm A? (Hình từ Internet)
Thời gian ủ bệnh dại ở vật nuôi thông thường là bao lâu? Vào thời điểm nào thì dễ lây bệnh qua người?
Tại tiểu mục 1.1 Mục 1 Phụ lục 15 Ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định về bệnh dại như sau:
Giới thiệu về bệnh Dại
1.1. Khái niệm bệnh
a) Bệnh Dại (Rabies) là bệnh lây truyền giữa động vật và người. Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở động vật máu nóng gây ra do vi rút Lyssa và Vesiculo thuộc họ Rhabdoviridae. Động vật sau khi nhiễm vi rút dại có thời gian ủ bệnh khác nhau tùy thuộc loài, độc lực của vi rút và vị trí vết cắn. Vi rút xâm nhập vào cơ thể được nhân lên và hướng tới hệ thần kinh, phá hủy mô thần kinh, gây nên những kích động điên dại và kết thúc bằng cái chết. Thời gian ủ bệnh ở động vật có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tháng, có thể lâu hơn, nhưng trước 10 ngày phát bệnh, vi rút có thể gây nhiễm cho người và động vật khác. Vi rút dại có nhiều trong nước bọt của chó, mèo và động vật mắc bệnh, kể cả khi con vật chưa có dấu hiệu lâm sàng.
b) Sức đề kháng của vi rút dại: Vi rút có sức đề kháng yếu, dễ bị bất hoạt ở nhiệt độ 56°C trong vòng 30 phút, ở 60°C trong 5-10 phút và ở 70°C trong 2 phút. Vi rút bị mất độc lực dưới ánh nắng mặt trời và các chất sát trùng thông thường ở nồng độ 2-5%. Trong điều kiện lạnh 4°C, vi rút sống được từ vài tuần đến 12 tháng, ở nhiệt độ dưới 0°C vi rút sống được từ 3 đến 4 năm. Vi rút dại được bảo tồn chủ yếu trong cơ thể vật chủ.
Theo đó thời gian ủ bệng dại ở vật nuôi có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tháng, có thể lâu hơn. Và vào thời điểm 10 ngày trước khi phát bệnh vi rút có thể gây nhiễm cho người và động vật khác.
Vi rút dại có nhiều trong nước bọt của chó, mèo và động vật mắc bệnh, kể cả khi con vật chưa có dấu hiệu lâm sàng.
Mắc bệnh dại có phải đi cách ly y tế hay không?
Căn cứ theo Điều 49 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 thì một số bệnh thuộc bệnh truyền nhiễm nhóm B theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế phải được cách ly.
Theo đó, tại Điều 11 Thông tư 17/2019/TT-BYT quy định danh mục bệnh truyền nhiễm nhóm B phải tổ chức cách ly y tế bao gồm:
1. Bệnh bạch hầu.
2. Bệnh ho gà.
3. Bệnh sởi.
4. Bệnh rubella.
5. Bệnh than.
6. Bệnh viêm màng não do não mô cầu.
7. Bệnh tay chân miệng.
8. Bệnh thủy đậu.
9. Bệnh quai bị.
Như vậy người bị mắc bệnh dại sẽ không phải thực hiện cách ly y tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?