Bệnh giang mai là bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B hay C? Giám sát bệnh truyền nhiễm bao gồm các hoạt động nào?
Bệnh giang mai là bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B hay C?
Theo điểm c khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 quy định về bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm C trong đó có đề cập đến bệnh giang mai, cụ thể như sau:
Phân loại bệnh truyền nhiễm
1. Bệnh truyền nhiễm gồm các nhóm sau đây:
...
c) Nhóm C gồm các bệnh truyền nhiễm ít nguy hiểm, khả năng lây truyền không nhanh.
Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm C bao gồm bệnh do Cờ-la-my-đi-a (Chlamydia); bệnh giang mai; các bệnh do giun; bệnh lậu; bệnh mắt hột; bệnh do nấm Can-đi-đa-an-bi-căng (Candida albicans); bệnh Nô-ca-đi-a (Nocardia); bệnh phong; bệnh do vi rút Xi-tô-mê-ga-lô (Cytomegalo); bệnh do vi rút Héc-péc (Herpes); bệnh sán dây; bệnh sán lá gan; bệnh sán lá phổi; bệnh sán lá ruột; bệnh sốt mò; bệnh sốt do Rích-két-si-a (Rickettsia); bệnh sốt xuất huyết do vi rút Han-ta (Hanta); bệnh do Tờ-ri-cô-mô-nát (Trichomonas); bệnh viêm da mụn mủ truyền nhiễm; bệnh viêm họng, viêm miệng, viêm tim do vi rút Cốc-xác-ki (Coxsakie); bệnh viêm ruột do Giác-đi-a (Giardia); bệnh viêm ruột do Vi-bờ-ri-ô Pa-ra-hê-mô-ly-ti-cút (Vibrio Parahaemolyticus) và các bệnh truyền nhiễm khác.
2. Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định điều chỉnh, bổ sung danh mục bệnh truyền nhiễm thuộc các nhóm quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo quy định nêu trên thì bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm C gồm các bệnh truyền nhiễm ít nguy hiểm, khả năng lây truyền không nhanh.
Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm C bao gồm các bệnh truyền nhiễm như sau:
- Bệnh do Cờ-la-my-đi-a (Chlamydia);
- Bệnh giang mai;
- Các bệnh do giun;
- Bệnh lậu;
- Bệnh mắt hột;
- Bệnh do nấm Can-đi-đa-an-bi-căng (Candida albicans);
- Bệnh Nô-ca-đi-a (Nocardia);
- Bệnh phong;
- Bệnh do vi rút Xi-tô-mê-ga-lô (Cytomegalo);
- Bệnh do vi rút Héc-péc (Herpes);
- Bệnh sán dây;
- Bệnh sán lá gan;
- Bệnh sán lá phổi;
- Bệnh sán lá ruột;
- Bệnh sốt mò;
- Bệnh sốt do Rích-két-si-a (Rickettsia);
- Bệnh sốt xuất huyết do vi rút Han-ta (Hanta);
- Bệnh do Tờ-ri-cô-mô-nát (Trichomonas);
- Bệnh viêm da mụn mủ truyền nhiễm;
- Bệnh viêm họng, viêm miệng, viêm tim do vi rút Cốc-xác-ki (Coxsakie);
- Bệnh viêm ruột do Giác-đi-a (Giardia);
- Bệnh viêm ruột do Vi-bờ-ri-ô Pa-ra-hê-mô-ly-ti-cút (Vibrio Parahaemolyticus);
- Các bệnh truyền nhiễm khác.
Theo đó, bệnh giang mai là bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm C.
Lưu ý: Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định điều chỉnh, bổ sung danh mục bệnh truyền nhiễm thuộc các nhóm quy định tại khoản 1 Điều này.
Giám sát sự truyền nhiễm của bệnh giang mai bao gồm các hoạt động nào?
Theo Điều 20 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 quy định về hoạt động giám sát bệnh truyền nhiễm của bệnh giang mai như sau:
Hoạt động giám sát bệnh truyền nhiễm
1. Giám sát các trường hợp mắc bệnh, bị nghi ngờ mắc bệnh và mang mầm bệnh truyền nhiễm.
2. Giám sát tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.
3. Giám sát trung gian truyền bệnh.
Theo quy định nêu trên thì giám sát bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm C (bệnh giang mai) bao gồm các hoạt động sau đây:
- Giám sát các trường hợp mắc bệnh, bị nghi ngờ mắc bệnh và mang mầm bệnh truyền nhiễm.
- Giám sát tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.
- Giám sát trung gian truyền bệnh.
Bệnh giang mai là bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B hay C? Giám sát bệnh truyền nhiễm bao gồm các hoạt động nào? Giám sát bệnh truyền nhiễm bệnh giang mai bao gồm những nội dung nào? (Hình từ Internet)
Giám sát bệnh truyền nhiễm bệnh giang mai bao gồm những nội dung nào?
Theo Điều 21 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 quy định về nội dung giám sát bệnh truyền nhiễm bệnh giang mai như sau:
Nội dung giám sát bệnh truyền nhiễm
1. Giám sát các trường hợp mắc bệnh, bị nghi ngờ mắc bệnh và mang mầm bệnh truyền nhiễm bao gồm thông tin về địa điểm, thời gian, các trường hợp mắc bệnh, tử vong; tình trạng bệnh; tình trạng miễn dịch; đặc điểm chủ yếu về dân số và các thông tin cần thiết khác.
Trong trường hợp cần thiết, cơ quan y tế có thẩm quyền được lấy mẫu xét nghiệm ở người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm để giám sát.
2. Giám sát tác nhân gây bệnh truyền nhiễm bao gồm các thông tin liên quan về chủng loại, đặc tính sinh học và phương thức lây truyền từ nguồn truyền nhiễm.
3. Giám sát trung gian truyền bệnh bao gồm các thông tin liên quan đến số lượng, mật độ, thành phần và mức độ nhiễm tác nhân gây bệnh truyền nhiễm của trung gian truyền bệnh.
Theo đó, giám sát bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm C (bệnh giang mai) bao gồm những nội dung sau:
- Giám sát các trường hợp mắc bệnh, bị nghi ngờ mắc bệnh và mang mầm bệnh truyền nhiễm bao gồm thông tin về địa điểm, thời gian, các trường hợp mắc bệnh, tử vong; tình trạng bệnh; tình trạng miễn dịch; đặc điểm chủ yếu về dân số và các thông tin cần thiết khác.
Trong trường hợp cần thiết, cơ quan y tế có thẩm quyền được lấy mẫu xét nghiệm ở người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm để giám sát.
- Giám sát tác nhân gây bệnh truyền nhiễm bao gồm các thông tin liên quan về chủng loại, đặc tính sinh học và phương thức lây truyền từ nguồn truyền nhiễm.
- Giám sát trung gian truyền bệnh bao gồm các thông tin liên quan đến số lượng, mật độ, thành phần và mức độ nhiễm tác nhân gây bệnh truyền nhiễm của trung gian truyền bệnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Toàn bộ chế độ chính sách với cán bộ công chức viên chức khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 tại Nghị định 178 năm 2024?
- Việc thực hiện chế độ chính sách đối với người làm việc tại hội có nằm trong khoản chi của hội không?
- Hướng dẫn tra cứu mã chương, tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025? Mã chương, tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 thế nào?
- Phương pháp xác định mức sử dụng năng lượng trong các cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa từ ngày 1/4/2025 ra sao?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh Bảng A thế nào?