Bệnh giun xoắn ở lợn có thể lây truyền sang cho người hay không? Nguyên nhân của việc lây lân bệnh giun xoắn là do đâu?

Cho tôi hỏi khi lợn mắc bệnh giun xoắn thì có nguy cơ lây truyền sang cho người hay không? Nguyên nhân gây nên bệnh giún xoắn ở lợn là do nguyên nhân nào? Để chẩn đoán bệnh giun xoắn ở lợn bằng phương pháp tiêu cơ với khuấy từ gia nhiệt thì cần thực hiện ra sao? Câu hỏi của anh Tùng từ Đồng Nai

Bệnh giun xoắn ở lợn có thể lây truyền sang cho người hay không?

Theo Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-3:2010 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 3: Bệnh giun xoắn quy định về bệnh giun xoắn như sau:

Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
Bệnh giun xoắn/bệnh giun bao (Trichinellosis)
Các loài giun xoắn thuộc giống Trichinella, ngành Nemathelminthis, lớp Nematoda, bộ Trichocephalida, họ Trichinellidae. Giun trưởng thành ký sinh ở ruột non còn ấu trùng sống ở cơ vân, cuộn tròn hình xoắn ốc, là bệnh truyền lây giữa người và động vật.
...

Theo tiêu chuẩn nêu trên thì bệnh giun xoắn là bệnh do các loài giun xoắn thuộc giống Trichinella, ngành Nemathelminthis, lớp Nematoda, bộ Trichocephalida, họ Trichinellidae gây ra.

Giun trưởng thành sẽ ký sinh ở ruột non còn ấu trùng sống ở cơ vân, cuộn tròn hình xoắn ốc, bệnh giun xoắn sẽ truyền lây giữa người và động vật.

Bệnh giun xoắn ở lợn có thể lây truyền sang cho người hay không?

Bệnh giun xoắn ở lợn có thể lây truyền sang cho người hay không? Nguyên nhân của việc lây lân bệnh giun xoắn là do đâu? (Hình từ Internet)

Bệnh giun xoắn ở lợn thường lây truyền thông qua những đường nào?

Theo tiểu mục 6.1 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-3:2010 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 3: Bệnh giun xoắn quy định về việc chẩn đoán lâm sàng đối với bệnh giun xoắn như sau:

Cách tiến hành
6.1. Chẩn đoán lâm sàng
6.1.1. Dịch tễ học
Bệnh thường xảy ra ở vùng nuôi (lợn) thả rông, có tập quán ăn thịt sống hoặc thịt chưa nấu chín như món gỏi, lạp, thịt chua…
Người, động vật có vú, lưỡng cư, chim ăn thịt đều có thể mắc bệnh.
Đường truyền lây: Sự lây truyền từ ký chủ này sang ký chủ khác là do ăn phải thịt chưa nấu hoặc nấu chưa chín có chứa ấu trùng giun xoắn.
6.1.2. Triệu chứng lâm sàng
Con vật bị sốt từ 39oC đến 40oC, bị tiêu chảy, có cảm giác ngứa, đi lại khó khăn, ăn uống không bình thường, khó nuốt, gầy yếu, hay nằm. Thủy thũng ở mắt.
6.1.3. Giải phẫu bệnh học
Thịt có màu trắng nhạt tới đỏ tím, thịt thường rắn hơn bình thường chỗ cơ viêm.
Phổi xuất huyết, tụ máu, thủy thũng, có khí nhồi huyết.
Não viêm, có khí xuất huyết.

Như vậy, nguyên nhân gây nên bệnh giun xoắn ở lợn là do việc nuôi thả rông, lợn ăn phải thịt có giun xoắn ở bên trong

Sự lây truyền bệnh từ ký chủ này sang ký chủ khác là do ăn phải thịt chưa nấu hoặc nấu chưa chín có chứa ấu trùng giun xoắn. Người, động vật có vú, lưỡng cư, chim ăn thịt đều có thể mắc bệnh.

Để chẩn đoán bệnh giun xoắn ở lợn bằng phương pháp tiêu cơ với khuấy từ gia nhiệt thì cần thực hiện ra sao?

Theo tiết 6.2.1.2 tiểu mục 6.2 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-3:2010 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 3: Bệnh giun xoắn thì để chẩn đoán bệnh giun xoắn phương pháp tiêu cơ với khuấy từ gia nhiệt trước tiến cần chuẩn bị panh gắp mẫu cơ; dùng dao, kéo cắt 50 gam mẫu cơ thành những miếng nhỏ, dùng máy xay thịt nghiền nhỏ.

Cho 1 lít nước ấm (từ 44oC đến 46oC) vào bình thủy tinh. Đặt lên máy khuấy từ gia nhiệt. Đặt máy khuấy từ ở nhiệt độ 45oC. Cho thêm 8ml dung dịch axit clohydric 25%, 5 gam bộ pepsin. Đảo đều dung dịch bằng thanh khuấy từ. Bổ sung 50 gam mẫu cơ đã nghiền nhỏ.

Dùng nhiệt kế để kiểm tra nhiệt độ của dung dịch tiêu cơ, nhiệt độ của dung dịch tiêu cơ luôn phải được duy trì ở nhiệt độ trong khoảng 44oC đến 46oC.

Thời gian tiêu cơ: 30 min. Sau 30 min nếu quan sát phần đáy cốc vẫn còn thịt ở phía dưới có thể tiêu cơ thêm 10 min.

Đổ dung dịch tiêu cơ vào bình lắng cặn qua phễu lọc cỡ lỗ 180mm. Để lắng 30 min.

Đổ dung dịch phía trên, thu lấy 40ml phần cặn cho vào ống đong thủy tinh. Để lắng 10 min.

Đổ dung dịch phía trên, thu lấy 10ml phần cặn đổ vào đĩa Petri.

Kiểm tra ấu trùng giun xoắn bằng kính hiển vi với độ phóng đại 150 lần hoặc 200 lần. Khi nghi ngờ bất cứ ấu trùng nào cần kiểm tra lại hình thái ở độ phóng đại 400 lần.

CHÚ THÍCH: Đối với mẫu cơ có khối lượng trên 50 gam, các nguyên liệu cho tiêu cơ sẽ gấp đôi, thời gian tiêu cơ và các bước không thay đổi. Trong các cơ sở giết mổ, có thể lấy mẫu gộp (lợn: 5 gam/con, ngựa: 10gam/con).

Đối với tất cả nước rửa dụng cụ, dung dịch sau tiêu cơ đều phải được thu gom và đun ở 60oC ít nhất 1 min để tiêu diệt ấu trùng có thể còn sót lại trước khi thải ra môi trường.

Dưới tác dụng của pepsin và aixt clohydric (HCL), cơ bị phân hủy, ấu trùng giun xoắn trong cơ sẽ được giải phóng.

Đây là phương pháp được khuyến cáo áp dụng cho kiểm tra thịt tại các cơ sở giết mổ. Phương pháp này có độ nhạy cao hơn phương pháp ép cơ. Độ nhạy của phương pháp tiêu cơ phụ thuộc vào khối lượng mẫu và vị trí của mẫu cơ lấy để kiểm tra.

Bệnh giun xoắn ở lợn
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Khi mắc bệnh giun xoắn thì lợn thường có những triệu chứng lâm sàng như thế nào? Mẫu bệnh phẩm dùng trong việc chẩn đoán bệnh gồm những mẫu nào?
Pháp luật
Bệnh giun xoắn ở lợn có thể lây truyền sang cho người hay không? Nguyên nhân của việc lây lân bệnh giun xoắn là do đâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh giun xoắn ở lợn
1,299 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh giun xoắn ở lợn

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bệnh giun xoắn ở lợn

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào