Bệnh lao bò có những đặc trưng gì? Có thể sử dụng phương pháp nào để chẩn đoán bệnh đối với bò còn sống không?
Bệnh lao bò có những đặc trưng gì?
Theo Mục 2 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8400-10:2011 quy định về về đặc trưng của bệnh lao bò như sau:
Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa sau:
Bệnh lao bò (Bovine tuberculosis disease)
Bệnh mạn tính do trực khuẩn Mycobacterium bovis gây ra. Đặc trưng của bệnh là hình thành các hạt lao, thường thấy ở hạch phổi, hạch bạch huyết và các cơ quan nội tạng. Bệnh lao bò có thể lây nhiễm sang người.
Theo đó, bệnh lao bò sẽ hình thành các hạt lao, thường thấy ở hạch phổi, hạch bạch huyết và các cơ quan nội tạng. Bệnh lao bò có thể lây nhiễm sang người.
Bệnh lao bò có những đặc trưng gì? (Hình từ Internet)
Có thể nhận biết bệnh lao bò thông qua những triệu chứng lâm sàng nào?
Theo tiết 5.1.2 tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8400-10:2011 về bệnh động vật - quy trình chẩn đoán – phần 10: bệnh lao bò quy định về chẩn đoán bệnh như sau:
Cách tiến hành
5.1. Chẩn đoán lâm sàng
5.1.1 Đặc điểm dịch tễ
- Trâu, bò có thể bị nhiễm lao do tiếp xúc với trâu, bò bị bệnh hay từ vùng đã có dịch. Bệnh lao có ở khắp nơi trên thế giới.
- Động vật non cảm thụ với vi khuẩn lao mạnh hơn động vật trưởng thành.
5.1.2 Triệu chứng lâm sàng
- Con vật bị bệnh gầy, yếu, lông dựng đứng, da khô, sốt nhẹ về chiều.
- Các triệu chứng của bệnh phụ thuộc vào vị trí phân bố của các hạt lao.
Nếu các hạt lao khu trú ở phổi: Con vật ho khan, ho từng cơn và ho nhiều hơn khi thời tiết thay đổi.
Nếu các hạt lao khu trú ở hạch: Các hạch bạch huyết sưng, cứng, sờ thấy lổn nhổn, nhất là các hạch ở trước vai, trước đùi, dưới hàm.
Nếu các hạt lao khu trú ở ruột: Con vật ỉa chảy, phân tanh khẳm hoặc ỉa chảy và táo bón luân phiên.
- Con vật gầy dần và có thể chết do suy nhược ở giai đoạn cuối của bệnh.
...
Theo đó, có thể nhận biết bệnh lao bò thông qua một số triệu chứng lâm sàng ở bò mắc bệnh như sau:
- Con vật bị bệnh gầy, yếu, lông dựng đứng, da khô, sốt nhẹ về chiều.
- Các triệu chứng của bệnh phụ thuộc vào vị trí phân bố của các hạt lao.
Nếu các hạt lao khu trú ở phổi: Con vật ho khan, ho từng cơn và ho nhiều hơn khi thời tiết thay đổi.
Nếu các hạt lao khu trú ở hạch: Các hạch bạch huyết sưng, cứng, sờ thấy lổn nhổn, nhất là các hạch ở trước vai, trước đùi, dưới hàm.
Nếu các hạt lao khu trú ở ruột: Con vật ỉa chảy, phân tanh khẳm hoặc ỉa chảy và táo bón luân phiên.
- Con vật gầy dần và có thể chết do suy nhược ở giai đoạn cuối của bệnh.
Bò còn sống có những triệu chứng lâm sàng của bệnh lao bò thì có thể sử dụng phương pháp nào để chẩn đoán?
Theo tiết 5.1.4 tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8400-10:2011 về bệnh động vật - quy trình chẩn đoán – phần 10: bệnh lao bò thì có thể áp dụng phản ứng tiêm nội bì (tuberculin test) để chẩn đoán bệnh lao bò đối với bò còn sống
Nếu chỉ tiêm 1 mũi tuberculin PPD cho bò thì chọn một vị trí da cổ hoặc ở giữa mặt trong của nếp gấp da đuôi.
Nếu tiêm cả 2 mũi tuberculin PPD cho bò và tuberculin PPD cho gà thì chọn 2 vị trí khác nhau ở cùng một bên cổ của con vật, khoảng cách giữa 2 vị trí là 12 cm đến 15 cm. Gia súc non có thể phải tiêm ở hai bên cổ.
Trước khi tiêm, cắt sạch lông ở vị trí tiêm, kiểm tra có tổn thương hay không. Đánh dấu và đo độ dày của da trước khi tiêm tuberculin PPD bằng thước cặp.
Tiêm tuberculin PPD bò/gà vào trong da (tiêm nội bì) tại vị trí tiêm đã chọn, liều lượng dùng không ít hơn 2000 UI tuberculin PPD bò/gà và lượng tiêm không quá 0,2 ml.
Sau khi tiêm 72 h, đo độ dày nếp gấp của da và đánh giá kết quả như sau: Trường hợp tiêm một mũi, kết quả cho thấy:
(1) Độ sưng da không lớn hơn 2 mm và con vật không có các triệu chứng lâm sàng: âm tính;
(2) Độ sưng da lớn hơn 2 mm và nhỏ hơn 4 mm, con vật không có triệu chứng lâm sàng: nghi ngờ; Độ sưng da lớn hơn 2 mm và nhỏ hơn 4 mm, con vật có triệu chứng lâm sàng: dương tính; Độ sưng da bằng hoặc lớn hơn 4 mm: dương tính.
Với những động vật cho kết quả nghi ngờ thì sau 42 ngày làm lại phản ứng. Sau khi kiểm tra lần hai, nếu cho kết quả nghi ngờ hoặc dương tính, kiểm tra lại bằng phản ứng tiêm nội bì hai mũi tuberculin PPD bò và tuberculin PPD gà.
Đối với vị trí tiêm ở đuôi, phản ứng là dương tính khi độ sưng da tại vị trí tiêm trừ độ dày da bên không tiêm bằng hoặc lớn hơn 4 mm. Nếu bò có một nếp gấp da đuôi, phản ứng dương tính khi độ sưng da tại vị trí tiêm bằng hoặc lớn hơn 8 mm.
Trường hợp tiêm hai mũi, kết quả cho thấy:
(1) Độ sưng da tại vị trí tiêm tuberculin PPD bò (mm) bằng hoặc nhỏ hơn độ sưng da tại vị trí tiêm tuberculin PPD gà (mm): âm tính;
(2) Độ sưng da tại vị trí tiêm tuberculin PPD bò (mm) lớn hơn độ sưng da tại vị trí tiêm tuberculin PPD gà (mm), chênh lệch giữa hai độ sưng là từ 1 mm đến 4 mm: nghi ngờ;
(3) Độ sưng da tại vị trí tiêm tuberculin PPD bò (mm) lớn hơn độ sưng da tại vị trí tiêm tuberculin PPD gà (mm), chênh lệch giữa hai độ sưng lớn hơn 4 mm: dương tính
Lưu ý: đối với các mô nghi ngờ hoặc có bệnh tích với lượng từ 10 g đến 200 g cần gửi về phòng xét nghiệm chậm nhất 24 h sau khi lấy mẫu kèm theo giấy yêu cầu xét nghiệm có ghi rõ triệu chứng, bệnh tích và các thông tin về dịch tễ.
Đựng các mô nghi ngờ hoặc có bệnh tích vào lọ miệng rộng hoặc túi nilon. Bệnh phẩm phải được lấy vô trùng, bảo quản trong điều kiện lạnh từ 2 oC đến 8 oC.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?