Bệnh lậu lây truyền chủ yếu qua đâu? Việc điều trị bệnh lậu được thực hiện theo những nguyên tắc nào?
Bệnh lậu lây truyền chủ yếu qua đâu?
Việc lây truyền bệnh lậu được quy định tại Mục 1 Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh Lậu ban hành kèm theo Quyết định 5165/QĐ-BYT năm 2021 như sau:
ĐẠI CƯƠNG
Bệnh lậu là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục hay gặp, do song cầu khuẩn Gram âm Neisseria gonorrhoeae gây ra.
Bệnh lây truyền chủ yếu qua quan hệ tình dục đường âm đạo, đường miệng và đường hậu môn. Ở nam giới, nhiễm lậu cầu thường gây ra viêm niệu đạo, nếu không được điều trị có thể dẫn đến viêm mào tinh hoàn, hẹp niệu đạo và vô sinh. Ở nữ giới, nhiễm lậu cầu nếu không điều trị có thể dẫn đến viêm tiểu khung, tắc vòi trứng, chửa ngoài tử cung và vô sinh. Trẻ sơ sinh có mẹ bị bệnh lậu có thể bị lây nhiễm trong quá trình chuyển dạ, dẫn đến viêm kết mạc mắt.
Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong năm 2020, thế giới có khoảng 82,4 triệu trường hợp lậu mới mắc, trong đó khu vực Tây Thái Bình Dương có 23,2 triệu ca. Đồng nhiễm Chlamydia trachomatis được phát hiện ở 10-40% số người mắc bệnh lậu.
Theo quy định trên, bệnh lậu lây truyền chủ yếu qua quan hệ tình dục đường âm đạo, đường miệng và đường hậu môn.
Ở nam giới, nhiễm lậu cầu thường gây ra viêm niệu đạo, nếu không được điều trị có thể dẫn đến viêm mào tinh hoàn, hẹp niệu đạo và vô sinh.
Ở nữ giới, nhiễm lậu cầu nếu không điều trị có thể dẫn đến viêm tiểu khung, tắc vòi trứng, chửa ngoài tử cung và vô sinh. Trẻ sơ sinh có mẹ bị bệnh lậu có thể bị lây nhiễm trong quá trình chuyển dạ, dẫn đến viêm kết mạc mắt.
Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong năm 2020, thế giới có khoảng 82,4 triệu trường hợp lậu mới mắc, trong đó khu vực Tây Thái Bình Dương có 23,2 triệu ca.
Bệnh lậu lây truyền chủ yếu qua đâu? Việc điều trị bệnh lậu được thực hiện theo những nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Chẩn đoán bệnh lậu được thực hiện thế nào?
Các bước chẩn đoán bệnh lậu được quy định tại tiểu mục 2.3 Mục 2 Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh Lậu ban hành kèm theo Quyết định 5165/QĐ-BYT năm 2021 như sau:
CHẨN ĐOÁN BỆNH LẬU
...
2.3. Chẩn đoán bệnh lậu
2.3.1. Chẩn đoán xác định
- Lâm sàng:
+ Tiết dịch hoặc mủ ở niệu đạo/âm đạo, kèm tiểu buốt.
+ Có tiền sử quan hệ tình dục không an toàn.
- Xét nghiệm:
+ Nhuộm Gram (bệnh phẩm dịch niệu đạo hoặc cổ tử cung) thấy song cầu Gram âm nằm trong và ngoài bạch cầu đa nhân trung tính. Nếu nhuộm Gram âm tính cần thêm ít nhất một trong hai xét nghiệm nuôi cấy hoặc xét nghiệm khuếch đại axit nucleic để khẳng định chẩn đoán.
+ Nuôi cấy: tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán lậu.
+ Xét nghiệm khuếch đại axit nucleic.
- Tại cơ sở không có đủ điều kiện xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị có thể dựa vào lâm sàng. Tại cơ sở có điều kiện, chẩn đoán dựa vào lâm sàng và các xét nghiệm.
2.3.2. Chẩn đoán phân biệt
- Lậu sinh dục:
+ Nhiễm Chlamydia trachomatis
+ Trùng roi âm đạo (Trichomonas vaginalis)
+ Nấm Candida âm hộ - âm đạo
+ Viêm niệu đạo-sinh dục do Ureaplasma, Mycoplasma.
+ Viêm niệu đạo, âm đạo do các căn nguyên khác: nhiễm khuẩn (E. coli, liên cầu nhóm A, Proteus,…) hoặc không do nhiễm khuẩn (chấn thương, viêm da tiếp xúc kích ứng, các bệnh viêm hệ thống như Behcet,…).
- Lậu hậu môn trực tràng: chẩn đoán phân biệt với viêm trực tràng do các nguyên nhân khác như Chlamydia trachomatis, Herpes simplex, nấm… và các viêm trực tràng hậu môn không do nhiễm trùng.
- Lậu hầu họng: chẩn đoán phân biệt với viêm họng do nguyên nhân khác như liên cầu nhóm A, Mycoplasma, Chlamydia trachomatis, viêm họng do vi rút…
- Viêm kết mạc mắt do lậu ở trẻ sơ sinh: chẩn đoán phân biệt với viêm kết mạc sơ sinh do nguyên nhân khác như tụ cầu, phế cầu, Haemophilus influenzae…
Theo đó, việc chẩn đoán bệnh lậu gồm chẩn đoán xác định và chẩn đoán phân biệt được quy định cụ thể tại tiểu mục 2.3 Mục 2 nêu trên.
Việc điều trị bệnh lậu được thực hiện theo những nguyên tắc nào?
Nguyên tắc điều trị bệnh lậu được quy định tại tiểu mục 3.1 Mục 3 Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh Lậu ban hành kèm theo Quyết định 5165/QĐ-BYT năm 2021 như sau:
ĐIỀU TRỊ BỆNH LẬU
3.1. Nguyên tắc điều trị
- Điều trị sớm.
- Điều trị đúng phác đồ.
- Điều trị đồng nhiễm Chlamydia.
- Điều trị cả bạn tình. Tất cả bạn tình có quan hệ tình dục với bệnh nhân trong vòng 60 ngày cần được khám và điều trị. Nếu lần quan hệ tình dục gần nhất trên 60 ngày thì điều trị bạn tình của lần quan hệ gần nhất.
- Không quan hệ tình dục, không làm thủ thuật tiết niệu trong thời gian điều trị và trong vòng 7 ngày sau khi kết thúc điều trị.
- Xét nghiệm huyết thanh giang mai và HIV trước và sau khi điều trị.
- Chủ yếu điều trị ngoại trú, chỉ điều trị nội trú trong trường hợp có biến chứng.
...
Theo đó, việc điều trị bệnh lậu được thực hiện theo những nguyên tắc được quy định tại tiểu mục 3.1 Mục 3 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?
- Tải về mẫu bảng chi tiêu gia đình hàng tháng? Thu nhập một tháng bao nhiêu được coi là gia đình thuộc hộ nghèo?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi Thông tư 02 2022 quy định đến ngành đào tạo trình độ đại học thạc sĩ tiến sĩ?
- Khi xảy ra sự kiện gì công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường? Nội dung công bố thông tin định kỳ là gì?