Bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do benzen và đồng đẳng là gì? Bệnh này có được xem là bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội không?

Em ơi cho anh hỏi: Anh được chẩn đoán là mắc bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do benzen và đồng đẳng thì bây giờ anh có được hưởng bảo hiểm xã hội không em? Đây là câu hỏi của anh Minh Thành đến từ Đà Nẵng.

Bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do benzen và đồng đẳng là gì?

Căn cứ theo Mục 1, 2 Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định như sau:

1. Định nghĩa
Bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do benzen và đồng đẳng là bệnh nhiễm độc do tiếp xúc với benzen hoặc đồng đẳng của benzen (toluen, xylen) trong quá trình lao động.
2. Yếu tố gây bệnh
Benzen hoặc toluen hoặc xylen trong môi trường lao động.

Theo đó, bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do benzen và đồng đẳng là bệnh nhiễm độc do tiếp xúc với benzen hoặc đồng đẳng của benzen (toluen, xylen) trong quá trình lao động.

Yếu tố gây ra bệnh này là benzen hoặc toluen hoặc xylen trong môi trường lao động.

bệnh nghề nghiệp

Bệnh nghề nghiệp được hưởng Bảo hiểm xã hội (Hình từ Internet)

Bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do benzen và đồng đẳng có được xem là bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội không?

Căn cứ theo khoản 9 Điều 3 Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định như sau:

Danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm và hướng dẫn chẩn đoán, giám định
1. Bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Bệnh bụi phổi amiăng nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Bệnh bụi phổi talc nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Bệnh bụi phổi than nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này.
6. Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này.
7. Bệnh hen nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này.
8. Bệnh nhiễm độc chì nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này.
9. Bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do benzen và đồng đẳng và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư này.
10. Bệnh nhiễm độc thủy ngân nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 10 ban hành kèm theo Thông tư này.
11. Bệnh nhiễm độc mangan nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 11 ban hành kèm theo Thông tư này.
12. Bệnh nhiễm độc trinitrotoluen nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 12 ban hành kèm theo Thông tư này.
...

Như vậy, bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do benzen và đồng đẳng được xem là bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội.

Hướng dẫn chẩn đoán, giám định đối với bệnh này được quy định tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư 15/2016/TT-BYT.

Người lao động làm những công việc nào thì dễ mắc bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do benzen và đồng đẳng?

Căn cứ theo Mục 3 Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định như sau:

Nghề, công việc thường gặp và nguồn tiếp xúc
- Khai thác, chế biến dầu mỏ;
- Khai thác, chế biến, tinh luyện các chất benzen và đồng đẳng của benzen;
- Sử dụng benzen và các đồng đẳng của benzen để điều chế dẫn xuất;
- Sản xuất văn phòng phẩm, giày dép, đồ nhựa, đồ gia dụng;
- Sử dụng benzen làm dung môi hòa tan chất béo, tẩy mỡ ở xương, da, sợi, vải len, dạ, kim loại và các dụng cụ có bám bẩn chất mỡ;
- Điều chế cao su và sử dụng các dung môi có chứa benzen và đồng đẳng để hòa tan cao su, nhựa thiên nhiên và tổng hợp;
- Pha chế và sử dụng véc-ni, sơn, men, mát-tít, mực in, chất bảo quản có benzen và đồng đẳng; chế tạo da mềm (da simili);
- Hồ sợi bằng sản phẩm chứa benzen và đồng đẳng;
- Sử dụng benzen để hút nước trong rượu cồn, trong các chất lỏng và chất đặc khác;
- Nghề, công việc khác có tiếp xúc với benzen và đồng đẳng của benzen.

Như vậy, người lao động làm những công việc như sau thì dễ mắc bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do benzen và đồng đẳng:

- Khai thác, chế biến dầu mỏ;

- Khai thác, chế biến, tinh luyện các chất benzen và đồng đẳng của benzen;

- Sử dụng benzen và các đồng đẳng của benzen để điều chế dẫn xuất;

- Sản xuất văn phòng phẩm, giày dép, đồ nhựa, đồ gia dụng;

- Sử dụng benzen làm dung môi hòa tan chất béo, tẩy mỡ ở xương, da, sợi, vải len, dạ, kim loại và các dụng cụ có bám bẩn chất mỡ;

- Điều chế cao su và sử dụng các dung môi có chứa benzen và đồng đẳng để hòa tan cao su, nhựa thiên nhiên và tổng hợp;

- Pha chế và sử dụng véc-ni, sơn, men, mát-tít, mực in, chất bảo quản có benzen và đồng đẳng; chế tạo da mềm (da simili);

- Hồ sợi bằng sản phẩm chứa benzen và đồng đẳng;

- Sử dụng benzen để hút nước trong rượu cồn, trong các chất lỏng và chất đặc khác;

- Nghề, công việc khác có tiếp xúc với benzen và đồng đẳng của benzen.

Bệnh nghề nghiệp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thông tư 28 TT BYT: Chụp X quang xương chũm được áp dụng đối với người lao động làm công việc gì?
Pháp luật
Khi giám định bệnh nghề nghiệp thì có cần giấy chứng nhận thương tích không? Trường hợp bệnh nghề nghiệp tái phát thì hồ sơ khám giám định lại gồm những gì?
Pháp luật
Hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo quy định hiện nay cần đáp ứng các điều kiện gì?
Pháp luật
Người lao động mất do bệnh nghề nghiệp thì gia đình có được hưởng chế độ gì từ bảo hiểm xã hội không?
Pháp luật
Điều kiện và mức hỗ trợ khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động năm 2022? Hồ sơ hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp gồm những giấy tờ gì?
Pháp luật
Mắc bệnh đục thể thủy tinh có được công nhận là bệnh nghề nghiệp không? Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp đối với bệnh đục thể thủy tinh là gì?
Pháp luật
Điều kiện và mức hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp năm 2022 được quy định như thế nào? Hồ sơ gồm những gì?
Pháp luật
Người lao động bị bệnh lao mà môi trường làm việc không có yếu tố bị bệnh thì có được xem là bệnh lao nghề nghiệp không?
Pháp luật
Bị suy giảm khả năng lao động 16% khi giám định lần hai thì mức bồi thường bệnh nghề nghiệp cho người lao động được tính như thế nào?
Pháp luật
Công ty tôi muốn đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thấp hơn mức đóng bình thường thì phải làm những thủ tục gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh nghề nghiệp
3,397 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh nghề nghiệp

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bệnh nghề nghiệp

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào