Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ở gà là bệnh gì? Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ở gà thường lây truyền qua những đường nào?
Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ở gà là bệnh như thế nào?
Theo Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-24:2014 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 24: Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm quy định về bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ở gà như sau:
Thuật ngữ và định nghĩa
2.1. Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm là bệnh hô hấp ở gà, do vi rút thuộc giống Coronavirus, họ Coronaviridae gây ra. Gà nuôi thương phẩm và gà đẻ trứng là những đối tượng bị ảnh hưởng chính của bệnh này.
2.2. IB (infectious bronchitis): Viêm phế quản truyền nhiễm.
2.3. IBV (infectious bronchitis virus): Vi rút gây bệnh viêm phế quản truyền nhiễm.
2.4. PBS (Phosphate buffered saline): Dung dịch muối đệm phosphat.
2.5. TMB: Tetrametyl benzidin (chất phát màu).
Theo đó, bệnh viên phế quản truyền nhiễm ở gà là bệnh hô hấp do vi rút thuộc giống Coronavirus, họ Coronaviridae gây ra. Gà nuôi thương phẩm và gà đẻ trứng là những đối tượng bị ảnh hưởng chính của bệnh này.
Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ở gà thường lây truyền qua những đường nào?
Theo tiết 5.1.1 tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-24:2014 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 24: Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm quy định về các đường lây truyền bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ở gà như sau:
Cách tiến hành
5.1. Chẩn đoán lâm sàng
5.1.1. Đặc điểm dịch tễ
Gà ở mọi lứa tuổi đều có thể bị mắc bệnh viêm phế quản truyền nhiễm. Mặc dù có nhiều thể bệnh khác nhau, nhưng viêm đường hô hấp là thể chính của bệnh này. Mức độ trầm trọng của bệnh tuỳ thuộc vào lứa tuổi gà mắc bệnh và tình trạng nhiễm khuẩn kế phát, ví dụ: với Mycoplasma gallisepticum.
Gà nhỏ mẫn cảm với bệnh hơn gà lớn và có thể bị chết sau từ 6 đến 7 ngày do nhiễm khuẩn kế phát và kiệt sức, tỷ lệ chết có thể đến 15%. Gà đẻ trứng có biểu hiện giảm đẻ khoảng từ 10 % đến 30 % trong từ 3 tuần đến 4 tuần sau khi nhiễm bệnh.
Bệnh lây truyền qua đường hô hấp do con vật hít phải không khí trong chuồng nuôi đã nhiễm mầm bệnh, qua thức ăn nước uống, dụng cụ chăn nuôi và người chăn nuôi đã mang mầm bệnh. Vi rút có khả năng truyền lây qua trứng.
...
Từ tiêu chuẩn trên thì bệnh thường lây truyền qua đường hô hấp do con vật hít phải không khí trong chuồng nuôi đã nhiễm mầm bệnh.
Ngoài ra, bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ở gà cũng có thể lây truyền qua thức ăn nước uống, dụng cụ chăn nuôi và người chăn nuôi đã mang mầm bệnh. Vi rút có khả năng truyền lây qua trứng.
Ở cá thể gà mắc bệnh viêm phế quản truyền nhiễm khi đẻ trứng cũng có thể truyền nhiễm vi khuẩn gây bệnh qua trứng.
Gà ở mọi lứa tuổi đều có thể bị mắc bệnh viêm phế quản truyền nhiễm. Mặc dù có nhiều thể bệnh khác nhau, nhưng viêm đường hô hấp là thể chính của bệnh này.
Mức độ trầm trọng của bệnh tuỳ thuộc vào lứa tuổi gà mắc bệnh và tình trạng nhiễm khuẩn kế phát, ví dụ: với Mycoplasma gallisepticum.
Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ở gà thường lây truyền qua những đường nào? (Hình từ Internet)
Việc lấy mẫu bệnh phẩm ở gà để chẩn đoán bệnh viêm phế quản truyền nhiễm thực hiện như thế nào?
Theo tiết 5.2.1 tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-24:2014 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 24: Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm quy định về việc lấy mẫu như sau:
Cách tiến hành
...
5.2. Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
5.2.1. Lấy mẫu
5.2.1.1. Lấy mẫu bệnh phẩm để phát hiện kháng nguyên
Lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm cần được thực hiện sớm, ngay khi gà có biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Bệnh phẩm bao gồm:
- Dịch đường hô hấp trên của gà còn sống, dùng tăm bông (xem 4.8) để ngoáy dịch
- Phổi được bảo quản trong hộp đựng mẫu bệnh phẩm hoặc trong túi nilon vô trùng.
- Đối với những con bị viêm thận hoặc viêm buồng trứng thì có thể lấy thận hoặc ống dẫn trứng làm mẫu.
Tất cả mẫu bệnh phẩm sau khi lấy phải bảo quản trong điều kiện lạnh từ 2 °C đến 8 °C và vận chuyển ngay đến phòng xét nghiệm sớm nhất khi có thể (kèm theo phiếu bệnh phẩm).
5.2.1.2. Lấy mẫu bệnh phẩm để phát hiện kháng thể
Lấy máu gà để chắt huyết thanh. Dùng bơm tiêm (xem 4.7) lấy máu gà kiểm tra, đặt nghiêng, yên tĩnh cho máu đông và tránh dung huyết, sau đó chắt huyết thanh cho xét nghiệm phát hiện kháng thể IB.
Bảo quản mẫu trong điều kiện lạnh từ 2 °C đến 8 °C và vận chuyển ngay đến phòng xét nghiệm sớm nhất khi có thể (kèm theo phiếu bệnh phẩm).
CHÚ THÍCH: không lấy mẫu huyết thanh của gà đã tiêm phòng vắc xin IB để xét nghiệm kháng thể cho mục đích chẩn đoán bệnh.
...
Theo đó, tùy vào phương pháp chẩn đoán mà mẫu bệnh phẩm sẽ khác nhau. Đối với mẫu bệnh phẩm để phát hiện kháng nguyên thì mẫu bệnh phẩm gồm:
- Dịch đường hô hấp trên của gà còn sống, dùng tăm bông để ngoáy dịch
- Phổi được bảo quản trong hộp đựng mẫu bệnh phẩm hoặc trong túi nilon vô trùng.
- Đối với những con bị viêm thận hoặc viêm buồng trứng thì có thể lấy thận hoặc ống dẫn trứng làm mẫu.
Trường hợp lấy mẫu bệnh phẩm để phát hiện kháng thể thì lấy máu gà để chắt huyết thanh. Dùng bơm tiêm lấy máu gà kiểm tra, đặt nghiêng, yên tĩnh cho máu đông và tránh dung huyết, sau đó chắt huyết thanh cho xét nghiệm phát hiện kháng thể IB.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?