Bệnh viện có được đề nghị trợ giúp xã hội khẩn cấp khi người bị tai nạn giao thông nặng ngoài nơi cư trú không có người thân chăm sóc không?
- Pháp luật quy định như thế nào về tai nạn giao thông?
- Bệnh viện có được đề nghị trợ giúp xã hội khẩn cấp khi người bị tai nạn giao thông nặng ngoài nơi cư trú không có người thân chăm sóc không?
- Hội đồng nhân dân có được quyết định hỗ trợ cao hơn mức tối thiểu đối với người bị tai nạn giao thông nặng ngoài nơi cư trú không có người thân chăm sóc hay không?
Pháp luật quy định như thế nào về tai nạn giao thông?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư 58/2009/TT-BCA(C11) về Tai nạn giao thông như sau:
Theo đó, Tai nạn giao thông là sự việc xảy ra do người tham gia giao thông đang hoạt động trên mạng lưới giao thông đường bộ vi phạm các quy định về trật tự, an toàn giao thông đường bộ hay gặp phải sự cố bất ngờ gây ra những thiệt hại nhất định đến tính mạng, sức khoẻ của con người hoặc tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Tai nạn giao thông gồm:
- Va chạm giao thông;
- Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả ít nghiêm trọng;
- Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng;
- Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả rất nghiêm trọng;
- Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Bệnh viện có được đề nghị trợ giúp xã hội khẩn cấp khi người bị tai nạn giao thông nặng ngoài nơi cư trú không có người thân chăm sóc không?
Bệnh viện có được đề nghị trợ giúp xã hội khẩn cấp khi người bị tai nạn giao thông nặng ngoài nơi cư trú không có người thân chăm sóc không?(Hình từ Internet)
Căn cứ tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 20/2021/NĐ-CP về hỗ trợ chi phí điều trị người bị thương nặng như sau:
Hỗ trợ chi phí điều trị người bị thương nặng
1. Người bị thương nặng do thiên tai, hỏa hoạn; tai nạn giao thông, tai nạn lao động nghiêm trọng hoặc do các lý do bất khả kháng khác tại nơi cư trú được xem xét hỗ trợ với mức tối thiểu bằng 10 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này.
Trình tự xem xét hỗ trợ thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định này.
2. Trường hợp người bị thương nặng ngoài nơi cư trú quy định tại khoản 1 Điều này mà không có người thân thích chăm sóc thì cơ quan, tổ chức trực tiếp cấp cứu, chữa trị có văn bản đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cấp cứu, chữa trị cho đối tượng quyết định hỗ trợ theo mức quy định tại khoản 1 Điều này.
Trong thời hạn 02 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định.
Như vậy, đối với trường hợp người bị tai nạn giao thông nặng ngoài nơi cư trú không có tiền đóng viện phí và không có người thân chăm sóc thì bệnh viện có thể có văn bản đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cấp cứu, chữa trị trợ giúp xã hội khẩn cấp cho bị tai nạn giao thông, cụ thể là hỗ trợ chi phí điều trị.
Hội đồng nhân dân có được quyết định hỗ trợ cao hơn mức tối thiểu đối với người bị tai nạn giao thông nặng ngoài nơi cư trú không có người thân chăm sóc hay không?
Về mức chuẩn trợ giúp xã hội, mức trợ giúp xã hội áp dụng trên địa bàn từng địa phương theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 20/2021/NĐ-CP thì:
Mức chuẩn trợ giúp xã hội
1. Mức chuẩn trợ giúp xã hội là căn cứ xác định mức trợ cấp xã hội, mức hỗ trợ kinh phí nhận chăm sóc, nuôi dưỡng; mức trợ cấp nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội và các mức trợ giúp xã hội khác.
2. Mức chuẩn trợ giúp xã hội áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2021 là 360.000 đồng/tháng.
Tùy theo khả năng cân đối của ngân sách, tốc độ tăng giá tiêu dùng và tình hình đời sống của đối tượng bảo trợ xã hội, cơ quan có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội cho phù hợp; bảo đảm tương quan chính sách đối với các đối tượng khác.
3. Tùy thuộc điều kiện kinh tế - xã hội tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định:
a) Mức chuẩn trợ giúp xã hội, mức trợ giúp xã hội áp dụng trên địa bàn bảo đảm không thấp hơn mức chuẩn trợ giúp xã hội và mức trợ giúp xã hội quy định tại Nghị định này;
b) Đối tượng khó khăn khác chưa quy định tại Nghị định này được hưởng chính sách trợ giúp xã hội.
Như vậy, Tùy theo khả năng cân đối của ngân sách, tốc độ tăng giá tiêu dùng và tình hình đời sống của đối tượng bảo trợ xã hội, Hội đồng nhân dân có quyền xem xét, điều chỉnh tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội cho phù hợp; bảo đảm tương quan chính sách đối với các đối tượng khác.
Hay nói cách khác, Hội đồng nhân dân được quyền xem xét, quyết định hỗ trợ cao hơn mức tối thiếu đối với người bị tai nạn giao thông nặng ngoài nơi cư trú không có người thân chăm sóc.
Tóm lại, Bệnh viện có thể có văn bản đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cấp cứu, chữa trị trợ giúp xã hội khẩn cấp cho người bị tai nạn giao thông nặng ngoài nơi cư trú không có tiền đóng viện phí và không có người thân chăm sóc, cụ thể là hỗ trợ chi phí điều trị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?