Bệnh viện có trách nhiệm tự đánh giá chất lượng hằng năm của cơ sở mình theo tiêu chuẩn chất lượng nào?
Bệnh viện có trách nhiệm tự đánh giá chất lượng hằng năm của cơ sở mình theo tiêu chuẩn chất lượng nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 48 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định như sau:
Hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Các hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:
a) Bệnh viện;
b) Bệnh xá thuộc lực lượng vũ trang nhân dân;
c) Nhà hộ sinh;
d) Phòng khám;
đ) Phòng chẩn trị y học cổ truyền;
e) Cơ sở dịch vụ cận lâm sàng;
g) Trạm y tế;
h) Cơ sở cấp cứu ngoại viện;
i) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình;
k) Hình thức tổ chức khác của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Chính phủ.
...
Tiếp đó, căn cứ theo khoản 3 Điều 58 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định như sau:
Đánh giá và chứng nhận chất lượng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
...
3. Hằng năm, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm tự đánh giá chất lượng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 57 của Luật này.
4. Tổ chức đánh giá, chứng nhận chất lượng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đánh giá sự phù hợp theo quy định của pháp luật thực hiện đánh giá chất lượng khi có đề nghị của cơ quan quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh hoặc của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
...
Dẫn chiếu đến quy định tại điểm a khoản 1 Điều 57 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 như sau:
Tiêu chuẩn chất lượng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Tiêu chuẩn chất lượng là các tiêu chuẩn, yêu cầu về quản lý và chuyên môn kỹ thuật dùng làm cơ sở để đánh giá chất lượng của dịch vụ kỹ thuật hoặc của từng chuyên khoa hoặc của toàn bộ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động, bao gồm:
a) Tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ Y tế ban hành;
...
Như vậy, hằng năm bệnh viện có trách nhiệm tự đánh giá chất lượng theo tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ Y tế ban hành.
Bệnh viện có trách nhiệm tự đánh giá chất lượng hằng năm của cơ sở mình theo tiêu chuẩn chất lượng nào? (hình từ internet)
Mục đích của việc đánh giá chất lượng hằng năm của bệnh viện là gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 58 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định như sau:
Đánh giá và chứng nhận chất lượng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Việc đánh giá và chứng nhận chất lượng nhằm mục đích sau đây:
a) Duy trì và cải tiến chất lượng hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
b) Cung cấp thông tin để người bệnh và các bên chi trả có thể lựa chọn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp;
c) Làm căn cứ để kiến nghị xử lý vi phạm và khen thưởng đối với kết quả đánh giá theo tiêu chuẩn chất lượng cơ bản.
2. Nguyên tắc đánh giá chất lượng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:
a) Độc lập, khách quan, trung thực, công khai, minh bạch, đúng pháp luật;
b) Phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng khám bệnh, chữa bệnh đã được Bộ Y tế ban hành hoặc thừa nhận;
c) Chỉ thực hiện đánh giá chất lượng sau khi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp giấy phép hoạt động ít nhất đủ 12 tháng;
d) Cơ quan, tổ chức đánh giá, chứng nhận chất lượng chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả đánh giá của mình.
...
Như vậy, việc đánh giá chất lượng hằng năm của bệnh viện nhằm mục đích:
- Duy trì và cải tiến chất lượng hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Cung cấp thông tin để người bệnh và các bên chi trả có thể lựa chọn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp;
- Làm căn cứ để kiến nghị xử lý vi phạm và khen thưởng đối với kết quả đánh giá theo tiêu chuẩn chất lượng cơ bản.
Điều kiện cho phép bệnh viện được thực hiện hoạt động đánh giá, chứng nhận chất lượng là gì?
Căn cứ theo Điều 75 Nghị định 96/2023/NĐ-CP thì bệnh viện phải đáp ứng các điều kiện sau đây để được thực hiện hoạt động đánh giá, chứng nhận chất lượng:
(1) Được thành lập hợp pháp.
(2) Cơ cấu tổ chức phù hợp theo bộ tiêu chuẩn chất lượng đánh giá để bảo đảm các chức năng tối thiểu sau:
- Chuyên môn kỹ thuật;
- Quản lý dữ liệu.
(3) Có tối thiểu 05 chuyên gia đánh giá là người làm việc toàn thời gian của cơ sở và đáp ứng các điều kiện cụ thể như sau:
- Người chịu trách nhiệm chuyên môn phải đáp ứng các điều kiện:
+ Có trình độ đại học trở lên;
+ Có tối thiểu 05 năm kinh nghiệm làm công tác quản lý chuyên môn trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ quan quản lý nhà nước về y tế trực tiếp quản lý cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
+ Được đào tạo và cấp chứng chỉ hoàn thành khóa đào tạo về kỹ năng đánh giá chứng nhận chất lượng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở đào tạo do Bộ y tế công bố hoặc thừa nhận theo quy định của pháp luật.
- Đánh giá viên phải đáp ứng các điều kiện sau:
+ Có trình độ đại học trở lên;
+ Được đào tạo và cấp chứng chỉ hoàn thành khóa đào tạo về kỹ năng đánh giá chứng nhận chất lượng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở đào tạo do Bộ Y tế công bố hoặc thừa nhận theo quy định của pháp luật;
+ Có tối thiểu 03 năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh làm việc trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ quan quản lý nhà nước về y tế trực tiếp quản lý cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?