Bệnh viện đa khoa hạng 1 có khoa Lọc Máu không? Trưởng khoa Lọc máu có trách nhiệm như thế nào?
Bệnh viện đa khoa hạng 1 có khoa Lọc Máu không?
Theo tiểu mục II Mục 2 Phần I Quy chế bệnh viện ban hành kèm theo Quyết định 1895/1997/QĐ-BYT có quy định Bệnh viện đa khoa hạng 1 có 45 khoa, gồm:
Phần I.
...
2. VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, TỔ CHỨC CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA HẠNG I
Bệnh viện đa khoa hạng I là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế hoặc UBND tỉnh, thành phố và các Ngành có trách nhiệm khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Bệnh viện có đội ngũ cán bộ y tế có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, được trang bị hiện đại, có các chuyên khoa sâu, cơ sở hạ tầng phù hợp.
...
II. TỔ CHỨC:
1. Các phòng chức năng:
1. Phòng Kế hoạch tổng hợp
2. Phòng Y tá (điều dưỡng)
3. Phòng Chỉ đạo tuyến
4. Phòng Vật tư – thiết bị y tế
5. Phòng Hành chính quản trị
6. Phòng Tổ chức cán bộ
7. Phòng Tài chính kế toán
2. Các khoa:
1. Khoa khám bệnh
2. Khoa Hồi sức cấp cứu
3. Khoa Nội tổng hợp
4. Khoa Nội tim mạch
5. Khoa Nội tiêu hóa
6. Khoa Nội cơ – xương – khớp
7. Khoa Nội thận – tiết niệu
8. Khoa Nội tiết
9. Khoa Dị ứng
10. Khoa Huyến Học lâm sàng
11. Khoa Truyền nhiễm
12. Khoa Lao
13. Khoa Da Liễu
14. Khoa Thần kinh
15. Khoa Tâm thần
16. Khoa Y học cổ truyền
17. Khoa Lão học
18. Khoa Nhi
19. Khoa Ngoại tổng hợp
20. Khoa Ngoại thần kinh
21. Khoa Ngoại lồng ngực
22. Khoa Ngoại tiêu hóa
23. Khoa Ngoại thận – tiết niệu
24. Khoa Chấn thương chỉnh hình
25. Khoa Bỏng
26. Khoa Phẩu thuật gây mê hồi sức
27. Khoa Phụ sản
28. Khoa Tai – mũi – họng
29. Khoa Răng - hàm – mặt
30. Khoa mắt
31. Khoa Vật lý trị liệu – phục hồi chức năng
32. Khoa Y học hạt nhân
33. Khoa Truyền máu
35. Khoa Lọc máu (thận nhân tạo)
36. Khoa Huyến học
37. Khoa Hóa Sinh
38. Khoa Vi sinh
39. Khoa Chẩn đoán hình ảnh
40. Khoa Thăm dò chức năng
41. Khoa Nội soi
42. Khoa Giải phẫu bệnh
43. Khoa Chống nhiễm khuẩn
44. Khoa Dược
45. Khoa Dinh dưỡng
Theo đó, Bệnh viện đa khoa hạng 1 có khoa Lọc Máu. Ngoài ra Bệnh viện đa khoa hạng 1 còn 44 khoa khác như quy định trên.
Trưởng khoa Lọc máu của Bệnh viện đa khoa hạng 1 có trách nhiệm như thế nào?
Theo tiểu mục II Mục 24 Phần IV Quy chế bệnh viện ban hành kèm theo Quyết định 1895/1997/QĐ-BYT quy định như sau:
Phần IV.
...
24. QUY CHẾ CÔNG TÁC KHOA LỌC MÁU
...
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ:
1. Điều kiện thực hiện an toàn lọc máu:
Trưởng khoa lọc máu có trách nhiệm:
a. Bố trí buồng đặt thiết bị thận nhân tạo, giường để người bệnh nằm và dụng cụ phương tiện phục vụ người bệnh.
b. Mỗi đơn vị lọc máu, ít nhất phải có hai thiết bị thận nhân tạo, đủ quả lọc, dịch lọc, dây dẫn máu, các vật liệu tiêu hao và thuốc để thiết lập vòng tuần hoàn ngoài cơ thể người bệnh.
c. Nước sử dụng trong lọc máu phải bảo đảm chất lượng và đủ theo quy định.
d. Có nguồn điện riêng, ổn định và an toàn.
e. Các thiết bị và phương tiện phục vụ cho lọc máu phải bảo đảm vô khuẩn và sẵn sàng hoạt động.
g. Đủ cơ số thuốc và dụng cụ sẵn sàng để xử lý kịp thời khi người bệnh có diễn biến bất thường.
h. Các thành viên trong khoa được định kỳ xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV/AIDS và viêm gan virút.
...
Theo đó, Trưởng khoa Lọc máu có trách nhiệm:
- Bố trí buồng đặt thiết bị thận nhân tạo, giường để người bệnh nằm và dụng cụ phương tiện phục vụ người bệnh.
- Mỗi đơn vị lọc máu, ít nhất phải có hai thiết bị thận nhân tạo, đủ quả lọc, dịch lọc, dây dẫn máu, các vật liệu tiêu hao và thuốc để thiết lập vòng tuần hoàn ngoài cơ thể người bệnh.
- Nước sử dụng trong lọc máu phải bảo đảm chất lượng và đủ theo quy định.
- Có nguồn điện riêng, ổn định và an toàn.
- Các thiết bị và phương tiện phục vụ cho lọc máu phải bảo đảm vô khuẩn và sẵn sàng hoạt động.
- Đủ cơ số thuốc và dụng cụ sẵn sàng để xử lý kịp thời khi người bệnh có diễn biến bất thường.
- Các thành viên trong khoa được định kỳ xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV/AIDS và viêm gan virút.
Bệnh viện đa khoa hạng 1 có khoa Lọc Máu không? Trưởng khoa Lọc máu có trách nhiệm như thế nào? (Hình từ Internet)
Công tác khoa Lọc máu phải đảm bảo các quy định chung nào?
Theo tiểu mục II Mục 24 Phần IV Quy chế bệnh viện ban hành kèm theo Quyết định 1895/1997/QĐ-BYT quy định như sau:
Phần IV.
...
24. QUY CHẾ CÔNG TÁC KHOA LỌC MÁU
I. QUY ĐỊNH CHUNG:
1. Lọc máu gồm các kỹ thuật: lọc màng bụng, thẩm thấu máu, siêu lọc máu, hấp thụ máu, thay máu, thay huyết tương được áp dụng trong điều trị suy thận cấp, suy thận mãn, suy gan cấp và ngộ độc…
2. Thực hiện việc lọc máu cho người bệnh phải đúng chỉ định và đúng quy định kỹ thuật bệnh viện.
3. Có đủ các phương tiện, dụng cụ phục vụ cho lọc máu. Việc sử dụng thiết bị phải được thực hiện theo quy chế quản lý và sử dụng vật tư, thiết bị y tế.
4. Phải bảo đảm vô khuẩn tuyệt đối, không thể lây chéo giữa các người bệnh được lọc máu và viên chức lọc máu.
...
Theo đó, công tác khoa Lọc máu phải đảm bảo các quy định chung sau đây:
- Lọc máu gồm các kỹ thuật: lọc màng bụng, thẩm thấu máu, siêu lọc máu, hấp thụ máu, thay máu, thay huyết tương được áp dụng trong điều trị suy thận cấp, suy thận mãn, suy gan cấp và ngộ độc…
- Thực hiện việc lọc máu cho người bệnh phải đúng chỉ định và đúng quy định kỹ thuật bệnh viện.
- Có đủ các phương tiện, dụng cụ phục vụ cho lọc máu. Việc sử dụng thiết bị phải được thực hiện theo quy chế quản lý và sử dụng vật tư, thiết bị y tế.
- Phải bảo đảm vô khuẩn tuyệt đối, không thể lây chéo giữa các người bệnh được lọc máu và viên chức lọc máu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?
- Hướng dẫn điền mẫu bản kê khai tài sản thu nhập bổ sung dành cho cán bộ, công chức? Tải mẫu bản kê khai bổ sung?
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?
- Thông tư 36/2024 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?