Bệnh viện đa khoa hạng 1 là gì? Bệnh viện đa khoa hạng 1 có những chức năng, nhiệm vụ như thế nào?
Bệnh viện đa khoa hạng 1 là gì?
Theo Mục 2 Phần I Quy chế bệnh viện ban hành kèm theo Quyết định 1895/1997/QĐ-BYT có quy định như sau:
Phần I.
...
2. VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, TỔ CHỨC CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA HẠNG I
Bệnh viện đa khoa hạng I là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế hoặc UBND tỉnh, thành phố và các Ngành có trách nhiệm khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Bệnh viện có đội ngũ cán bộ y tế có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, được trang bị hiện đại, có các chuyên khoa sâu, cơ sở hạ tầng phù hợp.
Theo đó, Bệnh viện đa khoa hạng 1 là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế hoặc UBND tỉnh, thành phố và các Ngành có trách nhiệm khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Bệnh viện đa khoa hạng 1 có đội ngũ cán bộ y tế có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, được trang bị hiện đại, có các chuyên khoa sâu, cơ sở hạ tầng phù hợp.
Bệnh viện đa khoa hạng 1 có những chức năng, nhiệm vụ như thế nào?
Theo tiểu mục I Mục 2 Phần I Quy chế bệnh viện ban hành kèm theo Quyết định 1895/1997/QĐ-BYT có quy định Bệnh viện đa khoa hạng 1 có những chức năng, nhiệm vụ như sau:
(1) Cấp cứu – Khám bệnh – Chữa bệnh:
- Tiếp nhận tất cả các trường hợp người bệnh từ ngoài vào hoặc các bệnh viện khác chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú và ngoại trú.
- Tổ chức khám sức khỏe và chứng nhận sức khỏe theo quy định của Nhà nước.
- Có trách nhiệm giải quyết toàn bộ bệnh tật từ các nơi chuyển đến cũng như tại địa phương nơi bệnh viện đóng. Tổ chức khám giám định sức khỏe khi hội đồng giám định y khoa trung ương hoặc tỉnh, thành phố trưng cầu; khám giám định pháp y khi cơ quan bảo vệ pháp luật trưng cầu.
(2) Đào tạo cán bộ y tế:
- Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế ở bậc trên đại học, đại học và trung học
- Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong bệnh viện và tuyến dưới nâng cao trình độ chuyên môn.
(3) Nghiên cứu khoa học về y học:
- Tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu về y học và ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật y học ở cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp Cơ sở, chú trọng nghiên cứu y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc – Kết hợp với các bệnh viện chuyên khoa đầu ngành để phát triển kỹ thuật của bệnh viện.
- Nghiên cứu dịch tể học cộng đồng trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu …
(4) Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật:
- Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện việc chỉ đạo các bệnh viện tuyến dưới phát triển kỹ thuật chuyên môn nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị.
- Kết hợp với các bệnh viện tuyến dưới thực hiện chương trình và kế hoạch chăm sóc sức khỏe ban đầu trong khu vực.
(5) Phòng bệnh:
- Tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cho cộng đồng.
- Phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng thực hiện thường xuyên nhiệm vụ phòng bệnh, phòng dịch.
(6) Hợp tác quốc tế:
Hợp tác với các tổ chức hoặc cá nhân ở ngoài nước theo đúng quy định của Nhà nước.
(7) Quản lý kinh tế trong bệnh viện:
- Có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao ngân sách Nhà nước cấp.
- Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về thu, chi ngân sách của bệnh viện. Từng bước hạch toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
- Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ y tế: Viện phí, bảo hiểm y tế, đầu tư của nước ngoài và các tổ chức kinh tế khác.
Bệnh viện đa khoa hạng 1 là gì? Bệnh viện đa khoa hạng 1 có những chức năng, nhiệm vụ như thế nào? (Hình từ Internet)
Bệnh viện đa khoa hạng 1 có bao nhiêu khoa?
Theo tiểu mục I Mục 2 Phần I Quy chế bệnh viện ban hành kèm theo Quyết định 1895/1997/QĐ-BYT có quy định Bệnh viện đa khoa hạng 1 có 45 khoa, gồm:
- Khoa khám bệnh;
- Khoa Hồi sức cấp cứu;
- Khoa Nội tổng hợp;
- Khoa Nội tim mạch;
- Khoa Nội tiêu hóa;
- Khoa Nội cơ – xương – khớp;
- Khoa Nội thận – tiết niệu;
- Khoa Nội tiết;
- Khoa Dị ứng;
- Khoa Huyến Học lâm sàng;
- Khoa Truyền nhiễm;
- Khoa Lao;
- Khoa Da Liễu;
- Khoa Thần kinh;
- Khoa Tâm thần;
- Khoa Y học cổ truyền;
- Khoa Lão học;
- Khoa Nhi;
- Khoa Ngoại tổng hợp;
- Khoa Ngoại thần kinh;
- Khoa Ngoại lồng ngực;
- Khoa Ngoại tiêu hóa;
- Khoa Ngoại thận – tiết niệu;
- Khoa Chấn thương chỉnh hình;
- Khoa Bỏng;
- Khoa Phẩu thuật gây mê hồi sức;
- Khoa Phụ sản;
- Khoa Tai – mũi – họng;
- Khoa Răng - hàm – mặt;
- Khoa mắt;
- Khoa Vật lý trị liệu – phục hồi chức năng;
- Khoa Y học hạt nhân;
- Khoa Truyền máu;
- Khoa Lọc máu (thận nhân tạo);
- Khoa Huyến học;
- Khoa Hóa Sinh;
- Khoa Vi sinh;
- Khoa Chẩn đoán hình ảnh;
- Khoa Thăm dò chức năng;
- Khoa Nội soi;
- Khoa Giải phẫu bệnh;
- Khoa Chống nhiễm khuẩn;
- Khoa Dược;
- Khoa Dinh dưỡng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?