Bệnh xoắn khuẩn vàng da là gì? Tỷ lệ tử vong là bao nhiêu? Một số biện pháp phòng bệnh đối với bệnh xoắn khuẩn vàng da?
Bệnh xoắn khuẩn vàng da là gì? Tỷ lệ tử vong là bao nhiêu?
Theo Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh xoắn khuẩn vàng da trên người ban hành kèm theo Quyết định 5659/QĐ-BYT năm 2017 quy định:
Bệnh xoắn khuẩn vàng da (Leptospirosis) là bệnh lây truyền từ động vật (zoonosis) sang người với đặc điểm lâm sàng rất đa dạng, gồm 3 thể:
- Nhiễm khuẩn thể ẩn (khoảng 15-40%);
- Thể nhẹ không có biểu hiện vàng da hoặc không có biểu hiện viêm màng não (khoảng 90% số người có biểu hiện triệu chứng)
- Thể lâm sàng cấp tính điển hình, vàng da nặng gọi là hội chứng Weil (khoảng 5-10%) có thể dẫn đến tử vong.
Bệnh xoắn khuẩn vàng da lưu hành chủ yếu tại khu vực Nam và Đông Nam Á, Châu Đại Dương, vùng Ca-ri-bê, nhiệt đới Mỹ Latinh và Đông Nam Phi.
Ở Việt Nam, trước đây bệnh xoắn khuẩn vàng da cũng đã lưu hành rộng rãi ở cả nông thôn, thành thị, cả miền núi, đồng bằng và ven biển... Nhiều nơi có dịch xoắn khuẩn vàng da ở súc vật nuôi, nhất là lợn trong các trại chăn nuôi và lây sang người.
Ngày nay, dịch xoắn khuẩn vàng da ở người hiếm xảy ra, nhưng vẫn xuất hiện tản phát, nhất là trong mùa mưa, lụt lội.
Bệnh xoắn khuẩn vàng da (mã ICD10 A27) thuộc bệnh truyền nhiễm nhóm B trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm ở Việt Nam.
Bệnh xoắn khuẩn vàng da là gì? Tỷ lệ tử vong là bao nhiêu? Một số biện pháp phòng bệnh đối với bệnh xoắn khuẩn vàng da? (Hình từ Internet)
Một số biện pháp phòng bệnh đối với bệnh xoắn khuẩn vàng da?
Căn cứ theo Mục III Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh xoắn khuẩn vàng da trên người ban hành kèm theo Quyết định 5659/QĐ-BYT năm 2017 về một số biện pháp phòng bệnh đối với bệnh xoắn khuẩn vàng da gồm:
Biện pháp phòng bệnh chung
- Tuyên truyền giáo dục sức khỏe: cung cấp những thông tin cần thiết về bệnh xoắn khuẩn vàng da cho người dân, nhất là ở nơi có bệnh lưu hành địa phương, nơi có ổ dịch tiềm tàng, môi trường lao động có nguy cơ nhiễm xoắn khuẩn vàng da từ nước tiểu súc vật mắc bệnh hoặc quần thể chuột đối với ngành nông nghiệp, chăn nuôi, lâm nghiệp, ngư nghiệp... để người dân biết cách tự phòng bệnh và biết phát hiện sớm những trường hợp bệnh nghi ngờ.
- Tuyên truyền người dân hạn chế tiếp xúc, giết mổ và ăn thịt gia súc mắc bệnh. Tránh vùng da hở, da bị tổn thương tiếp xúc với gia súc hoặc với nước tại các hồ nước đọng, ao tù, vũng nước có chất phóng uế của gia súc mắc bệnh. Sau khi tiếp xúc, rửa tay và bất kỳ vùng da hở ra bằng xà phòng dưới vòi nước.
- Cần có những trang bị bảo hộ lao động, bảo vệ da, niêm mạc như quần áo, tạp dề, ủng, găng tay, kính mắt... cho những người làm việc trong điều kiện có nguy cơ bị nhiễm xoắn khuẩn vàng da (nông dân, ngư nghiệp, công nhân lâm nghiệp, vệ sinh, hầm mỏ, chăn nuôi, thú y, quân đội...).
- Các chuồng trại chăn nuôi súc vật, lò mổ... phải cao ráo, có nền cứng dễ thoát nước, thường xuyên được cọ rửa sạch sẽ, khử trùng tẩy uế khi cần thiết. Phải có hệ thống xử lý tốt nguồn chất thải, chất phóng uế của gia súc.
Vấn đề an toàn về chăn nuôi, giết mổ động vật thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan thú y địa phương.
Biện pháp phòng bệnh đặc hiệu
- Hiện nay chưa có biện pháp phòng bệnh đặc hiệu cho bệnh này.
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm
- Đối với những người chỉ có 1 lần có tiếp xúc với yếu tố nguy cơ (nguồn nước, đất... nghi nhiễm xoắn khuẩn vàng da) và không có vết thương ngoài da: Doxycycline 200 mg liều duy nhất trong vòng 24 - 72 giờ kể từ khi phơi nhiễm.
- Đối với những người chỉ có 1 lần có tiếp xúc với yếu tố nguy cơ (nguồn nước, đất... nghi nhiễm xoắn khuẩn vàng da) và có vết thương ngoài da: Doxycycline 200 mg/ ngày trong 3-5 ngày và bắt đầu uống thuốc ngay trong vòng 24 - 72 giờ kể từ khi phơi nhiễm.
- Đối với những người có tiếp xúc nhiều lần với yếu tố nguy cơ (nguồn nước, đất... nghi nhiễm xoắn khuẩn vàng da) và ở vùng nguy cơ cao: Doxycyclin 200 mg/1 lần/1 tuần cho đến khi không còn nguy cơ phơi nhiễm, tối đa không quá 6 tuần.
Các triệu chứng của bệnh xoắn khuẩn vàng da là gì?
Căn cứ tiểu mục 1 Mục II Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh xoắn khuẩn vàng da trên người ban hành kèm theo Quyết định 5659/QĐ-BYT năm 2017 thì các triệu chứng có thể có khi mắc bệnh xoắn khuẩn vàng da gồm:
Trường hợp bệnh nghi ngờ là trường hợp có các triệu chứng sau:
- Sốt cao đột ngột 39 - 40°C, rét run kéo dài 5 - 7 ngày;
- Đau cơ, nhất là ở chân, vùng thắt lưng, đau tự nhiên, đau tăng lên khi nắn bóp vào cơ bụng chân;
- Viêm kết mạc;
- Có thể kèm theo một hoặc các biểu hiện sau:
+ Phát ban.
+ Hội chứng gan - thận: vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu. Đái ít, nếu diễn biến nặng có thể vô niệu.
+ Hội chứng màng não: đau đầu dữ dội, vật vã, mê sảng, cứng gáy.
Và có một trong hai điều kiện sau:
- Chẩn đoán xét nghiệm hỗ trợ như IgM (+), Latex (+), ...
- Tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ (động vật hoang dã, lũ lụt, đi dã ngoại, săn bắn, gia súc, vật nuôi nghi nhiễm xoắn khuẩn...) và có liên quan đến trường hợp bệnh xác định.
Trường hợp bệnh xác định là trường hợp bệnh nghi ngờ và có ít nhất một trong các kết quả xét nghiệm sau:
- Hiệu giá kháng thể:
+ Trường hợp có hiệu giá kháng thể lần đầu ≥ 1/400.
+ Trường hợp có hiệu giá kháng thể lần 2 tăng trên 4 lần so với lần đầu.
hoặc
- Xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang (+), hoặc
- Nuôi cấy phân lập được xoắn khuẩn vàng da.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?