Bệnh xuất huyết mùa xuân sẽ thường xuất hiện trên những giống cá chép nào? Thực hiện lấy mẫu để chẩn đoán bệnh xuất huyết mùa xuân trên cá chép như thế nào?
Bệnh xuất huyết mùa xuân sẽ thường xuất hiện trên những giống cá chép nào?
Theo tiểu mục 5.1 Mục 5 TCVN 8710-7:2019 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 7: Bệnh xuất huyết mùa xuân ở cá chép quy định về dịch tể học bệnh xuất huyết mùa xuân trên cá chép như sau:
"5 Chẩn đoán lâm sàng
5.1 Dịch tễ học
Hầu hết các loài thuộc họ cá chép đều mẫn cảm với vi rút SVC (SVCV): cá chép (Cyprinus carpio carpio), cá koi (Cyprinus carpio koi), cá diếc (Carassius carassius), cá mè trắng (Hypophthalmichthys molitrix), cá vàng (Carassius auratus), cá mè hoa (Aristichthys nobilis), cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idella). Ngoài ra đã phân lập được SVCV từ cá các loài cá khác: cá nheo châu Âu (Silurus glanis), cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss) và cá rô phi (Oreochromis niloticus).
Vi rút gây bệnh SVC lây truyền theo chiều ngang qua nguồn nước nhiễm vi rút, hoặc từ cá bệnh sang cá khỏe thông qua chất thải, các dịch sinh sản hoặc qua các vật trung gian (các loài ký sinh trùng hút máu như đỉa Piscicola geometra có mang vi rút). Sự lây truyền theo chiều dọc chưa được xác định mặc dù đã có công bố phân lập được SVCV từ dịch từ lỗ huyệt của cá chép.
Cá bị bệnh sống sót có thể mang vi rút lâu dài.
Sự bùng phát bệnh có liên quan lớn đến nhiệt độ nước, độ tuổi, tình trạng của cá, mật độ nuôi đặc biệt là yếu tố stress của cá. Bệnh có thể xuất hiện trong quá trình vận chuyển cá, mặc dù trước đó cá không có dấu hiệu lâm sàng của bệnh.
Hầu hết ở các giai đoạn của cá đều có thể bị nhiễm vi rút. Giai đoạn dễ mẫn cảm nhất với vi rút là cá giống và cá nuôi dưới 1 năm.
Các ổ dịch SVC thường xuất hiện ở nhiệt độ từ 11 °C đến 17 °C, bệnh hiếm khi xuất hiện ở nhiệt độ dưới 10 °C và tỷ lệ chết ở cá trưởng thành giảm khi nhiệt độ vượt quá 22 °C.
Tỷ lệ chết do SVC có thể đến 70 % nhưng thường từ 1 đến 40 %.
..."
Như vậy, bệnh xuất huyết mùa xuân sẽ xuất hiện ở hầu hết ở các giống cá chép và một số loài thuộc họ cá chép như cá koi (Cyprinus carpio koi), cá diếc (Carassius carassius), cá mè trắng (Hypophthalmichthys molitrix), cá vàng (Carassius auratus), cá mè hoa (Aristichthys nobilis), cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idella), cá nheo châu Âu (Silurus glanis), cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss) và cá rô phi (Oreochromis niloticus).
Vi rút gây bệnh SVC lây truyền theo chiều ngang qua nguồn nước nhiễm vi rút, hoặc từ cá bệnh sang cá khỏe thông qua chất thải, các dịch sinh sản hoặc qua các vật trung gian (các loài ký sinh trùng hút máu như đỉa Piscicola geometra có mang vi rút).
Hầu hết ở các giai đoạn của cá đều có thể bị nhiễm vi rút. Giai đoạn dễ mẫn cảm nhất với vi rút là cá giống và cá nuôi dưới 1 năm.
Các ổ dịch SVC thường xuất hiện ở nhiệt độ từ 11°C đến 17°C, bệnh hiếm khi xuất hiện ở nhiệt độ dưới 10°C và tỷ lệ chết ở cá trưởng thành giảm khi nhiệt độ vượt quá 22°C. Tỷ lệ chết do SVC có thể đến 70% nhưng thường từ 1 đến 40%.
Bệnh xuất huyết mùa xuân sẽ thường xuất hiện trên những giống cá chép nào? Thực hiện lấy mẫu để chẩn đoán bệnh xuất huyết mùa xuân trên cá chép như thế nào? (Hình từ Internet)
Khi cá chép mắc bệnh xuất huyết mùa xuân thì sẽ có những triệu chứng lâm sàng nào?
Theo tiểu mục 5.2 Mục 5 TCVN 8710-7:2019 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 7: Bệnh xuất huyết mùa xuân ở cá chép quy định về triệu chứng lâm sàng ở cá chép khi mắc bệnh xuất huyết mùa xuân như sau:
"5 Chẩn đoán lâm sàng
...
5.2 Triệu chứng lâm sàng
Dấu hiệu bệnh lý đầu tiên là cá bơi ở tầng mặt tụ thành đám ở rìa ao, mất thăng bằng, lờ đờ sau đó chết chìm xuống đáy.
Da có màu tối, mang nhợt nhạt, các tơ mang dính kết lại.
Xuất huyết điểm trên da, mang và ở mắt.
Có thể xuất huyết tràn lan trên da, gốc vây và hậu môn.
Máu loãng chảy ra từ hậu môn.
Cá chết đột ngột không thể hiện dấu hiệu bệnh lý, tỉ lệ chết cao.
..."
Như vậy, trường hợp cá chép mắc bệnh xuất huyết mùa xuân sẽ có những triệu chứng lâm sàng theo Tiêu chuẩn vừa nêu trên.
Thực hiện lấy mẫu để chẩn đoán bệnh xuất huyết mùa xuân trên cá chép như thế nào?
Theo tiểu mục 6.1 Mục 6 TCVN 8710-7:2019 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 7: Bệnh xuất huyết mùa xuân ở cá chép quy định việc lấy mẫu và bảo quản mẫu chẩn đoán như sau:
"6 Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
6.1 Lấy mẫu và bảo quản mẫu
- Cá ≤ 4 cm: Lấy cả con từ 5 đến 10 con;
- Cá từ 4 đến 6 cm: Lấy não và toàn bộ phủ tạng từ 5 con đến 10 con;
- Cá lớn: Lấy gan, thận, lách và não từ 5 con.
Mẫu bệnh phẩm để phân lập vi rút trên môi trường tế bào phải được lấy vô trùng, các bộ phận phải để riêng biệt trong từng túi hay lọ vô trùng, bảo ở nhiệt độ 2 đến 8 °C và gửi về phòng thí nghiệm trong vòng 24 h sau khi lấy mẫu. Nên sử dụng môi trường vận chuyển mẫu vi rút hay môi trường nuôi cấy tế bào có bổ sung kháng sinh để bảo quản mẫu trong quá trình vận chuyển.
Mẫu bệnh phẩm để làm phản ứng RT- nested PCR và real time RT PCR có thể sử dụng cố định trong cồn 90% theo tỉ lệ mẫu : cồn (1:10) hoặc mẫu tươi, bảo quản ở nhiệt độ từ 2 °C đến 8 °C và chuyển đến phòng thí nghiệm trong 48 h sau khi lấy mẫu. Mẫu tươi chuyển đến phòng thí nghiệm nếu chưa phân tích ngay phải được bảo quản ở nhiệt độ âm 20 °C đến âm 80 °C hoặc trong cồn etanol từ 96 % đến 100 % theo tỷ lệ mẫu : cồn (1:10) (3.1.1).
..."
Theo đó, việc lấy mẫu chẩn đoán dựa vào kích thước của cá:
- Cá ≤ 4 cm: Lấy cả con từ 5 đến 10 con;
- Cá từ 4 đến 6 cm: Lấy não và toàn bộ phủ tạng từ 5 con đến 10 con;
- Cá lớn: Lấy gan, thận, lách và não từ 5 con.
Mẫu bệnh phẩm để phân lập vi rút trên môi trường tế bào phải được lấy vô trùng, các bộ phận phải để riêng biệt trong từng túi hay lọ vô trùng, bảo ở nhiệt độ 2 đến 8 °C và gửi về phòng thí nghiệm trong vòng 24 h sau khi lấy mẫu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?