Bị bệnh hen xuyễn có được xung phong đi tham gia chống dịch covid 19 hay không? Hết thời gian tham gia chống dịch covid 19 có bị cách ly không?
Bị bệnh hen xuyển có được xung phong đi tham gia chống dịch covid 19 hay không?
Căn cứ Mục II hướng dẫn an toàn phòng chống dịch COVID-19 đối với lực lượng tham gia hỗ trợ công tác phòng chống dịch COVID-19 ban hành kèm theo Công văn 7316/BYT-MT năm 2021 quy định yêu cầu đối với người tham gia hổ trợ công tác phòng, chống dịch covid như sau:
- Người đủ điều kiện sức khỏe về thể chất, tinh thần; Không bị mắc các bệnh nền, mạn tính (bệnh gan, thận, tiểu đường, ung thư, tim mạch, béo phì, bệnh đường hô hấp, bệnh suy giảm miễn dịch...); Không cử phụ nữ đang mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 24 tháng tuổi.
- Không thuộc đối tượng tiếp xúc gần hoặc tiếp xúc với người tiếp xúc gần với trường hợp mắc COVID-19 trong vòng 14 ngày trước ngày làm nhiệm vụ; không có các biểu hiện nghi ngờ mắc COVID-19 như ho, sốt, khó thở, đau rát họng…
- Đã được tiêm đủ liều vắc xin COVID-19.
- Được xét nghiệm SARS-CoV-2: trước khi vào hỗ trợ (trong thời gian tối đa 72 giờ), định kỳ 3 ngày/lần trong thời gian công tác và trước khi kết thúc đợt công tác.
- Được tập huấn về nội quy phòng, chống dịch, nhiệm vụ của đoàn công tác, đánh giá nguy cơ, kiểm soát nhiễm khuẩn và hướng dẫn cách sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân theo yêu cầu tại các vị trí làm việc trước khi tham gia.
- Được cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh, quy định về phòng, chống dịch, các thông tin liên quan đến địa phương, đơn vị đến công tác.
Do đó, bệnh hen xuyễn được xem là một trong các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Vì vậy, bạn không đủ điều kiện để được tham gia chống dịch.
Bệnh hen xuyển có được tham gia chống dịch
Hết thời gian tham gia chống dịch covid 19 có bị cách ly không?
Căn cứ Mục V hướng dẫn an toàn phòng chống dịch covid-19 đối với lực lượng tham gia hỗ trợ công tác phòng chống dịch COVID-19 ban hành kèm theo Công văn 7316/BYT-MT năm 2021 quy định kết thức thời gian chống dịch như sau:
- Được xét nghiệm SARS-CoV-2 trước khi về đơn vị.
- Thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 6386/BYT-MT ngày 06/8/2021 của Bộ Y tế về việc áp dụng biện pháp phòng chống dịch đối với người về từ khu vực có dịch COVID-19 hoặc các văn bản thay thế (nếu có).
- Đối với người làm nhiệm vụ có nguy cơ tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm SARS-CoV-2 (điều tra dịch tễ; lấy mẫu xét nghiệm; phục vụ các cơ sở cách ly tập trung; làm việc tại các cơ sở thu dung, điều trị COVID-19; hỗ trợ trạm y tế lưu động cấp thuốc cho người nhiễm SARS-CoV-2,...):
+ Đã tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19 hoặc đã khỏi bệnh COVID-19: Thực hiện cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú trong 07 ngày kể từ ngày đến/về địa phương. Thực hiện xét nghiệm SARS-COV-2 bằng phương pháp RT-PCR (02 lần) vào ngày đầu và ngày thứ 07 kể từ ngày đến/về địa phương. Tự theo dõi sức khỏe trong 07 ngày tiếp theo, thực hiện đầy đủ 5K.
+Chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều vắc xin phòng COVID-19: Thực hiện cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú 14 ngày kể từ ngày đến/về địa phương Thực hiện xét nghiệm SARS-COV-2 bằng phương pháp RT-PCR (02 lần) vào ngày đầu và ngày thứ 14 kể từ ngày đến/về địa phương. Tự theo dõi sức khỏe trong 07 ngày tiếp theo, thực hiện đầy đủ 5K./.
Như vậy, giả sử bạn được tham gia chống dịch, thì kết thức thời gian chống dịch thì bạn phải thực hiện cách ly tại nhà hoặc nơi lưu trú trong vòng 7 ngày. Thực hiện xét nghiệm SARS-COV-2 bằng phương pháp RT-PCR (02 lần) vào ngày đầu và ngày thứ 07 kể từ ngày đến/về địa phương. Tự theo dõi sức khỏe trong 07 ngày tiếp theo, thực hiện đầy đủ 5K.
Cần chuẩn bị gì khi đi chống dịch?
Căn cứ Mục III hướng dẫn an toàn phòng chống dịch covid-19 đối với lực lượng tham gia hỗ trợ công tác phòng chống dịch COVID-19 ban hành kèm theo Công văn 7316/BYT-MT năm 2021 quy định chuẩn bị trước khi tham gia chống dịch như sau:
* Các tài liệu và hướng dẫn liên quan đến nhiệm vụ được phân công 2. Đồ dùng cá nhân
Chuẩn bị các trang thiết bị, đồ dùng cá nhân cần thiết đủ cho thời gian đi công tác:
- Bình đựng nước uống cá nhân và cốc uống dùng riêng (đảm bảo vệ sinh).
- Khăn giấy, quần áo (lựa chọn đồ vải có độ thấm hút tốt để mặc trong đồ bảo hộ), băng vệ sinh (đối với nữ).
- Kem dưỡng, chống khô da do sử dụng nhiều chế phẩm sát khuẩn tay.
- Nhiệt kế cá nhân, nước súc họng, nước muối sinh lý nhỏ mắt, một số thuốc thông thường (hạ sốt giảm đau, rối loạn tiêu hóa, oresol, vitamin C, và các thuốc thường dùng của cá nhân...).
- Các vật dụng thiết yếu theo nhu cầu của cá nhân.
* Phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp với vị trí công việc: theo hướng dẫn lựa chọn và sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân trong phòng, chống bệnh dịch COVID-19 tại Quyết định số 4159/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 28/8/2021.
* Được xét nghiệm SARS-CoV-2 trước khi lên đường nhận nhiệm vụ (trong thời gian tối đa 72 giờ).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?