Bị đơn có quyền yêu cầu phản tố nội dung liên quan đến người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án không?
Bị đơn có quyền yêu cầu phản tố nội dung liên quan đến người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án không?
Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 200 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 về quyền yêu cầu phản tố của bị đơn:
Quyền yêu cầu phản tố của bị đơn
1. Cùng với việc phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn có quyền yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.
2. Yêu cầu phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập được chấp nhận khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;
b) Yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;
c) Giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có sự liên quan với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.
3. Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.
Theo đó, yêu cầu phản tố bản chất cũng giống như một yêu cầu khởi kiện có thể khởi kiện một vụ án độc lập nhưng bị đơn có thể bằng yêu cầu phản tố để yêu cầu giải quyết trong cùng một vụ án nếu yêu cầu có liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ của bị đơn đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Do đó bị đơn có quyền yêu cầu phản tố nội dung liên quan đến người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan để được giải quyết trong vụ án giữa nguyên đơn và bị đơn.
Lưu ý, bị đơn phải đưa ra yêu cầu phản tố trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.
Bị đơn có quyền yêu cầu phản tố nội dung liên quan đến người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án không? (Hình từ Internet)
Thời gian xử lý đối với yêu cầu phản tố của bị đơn là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 202 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 về thủ tục yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập như sau:
Thủ tục yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập
Thủ tục yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập được thực hiện theo quy định của Bộ luật này về thủ tục khởi kiện của nguyên đơn.
Và căn cứ theo quy định tại Điều 191 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 về thủ tục nhận và xử lý đơn khởi kiện như sau:
Thủ tục nhận và xử lý đơn khởi kiện
1. Tòa án qua bộ phận tiếp nhận đơn phải nhận đơn khởi kiện do người khởi kiện nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính và phải ghi vào sổ nhận đơn; trường hợp Tòa án nhận đơn khởi kiện được gửi bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án in ra bản giấy và phải ghi vào sổ nhận đơn.
Khi nhận đơn khởi kiện nộp trực tiếp, Tòa án có trách nhiệm cấp ngay giấy xác nhận đã nhận đơn cho người khởi kiện. Đối với trường hợp nhận đơn qua dịch vụ bưu chính thì trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, Tòa án phải gửi thông báo nhận đơn cho người khởi kiện. Trường hợp nhận đơn khởi kiện bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án phải thông báo ngay việc nhận đơn cho người khởi kiện qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:
a) Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
Theo đó, thời gian xử lý đơn phản tố được thực hiện theo thủ tục khởi kiện của nguyên đơn.
Như vậy, thời hạn xử lý đơn yêu cầu phản tố của bị đơn tối đa là 8 ngày làm việc kể từ thời điểm Tòa án nhận được yêu cầu phản tố.
Yêu cầu phản tố của bị đơn có thể giải quyết thông qua phiên họp hòa giải hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 211 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:
Biên bản phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải
...
4. Biên bản phải có đầy đủ chữ ký hoặc điểm chỉ của những người tham gia phiên họp, chữ ký của Thư ký Tòa án ghi biên bản và của Thẩm phán chủ trì phiên họp. Những người tham gia phiên họp có quyền được xem biên bản ngay sau khi kết thúc phiên họp, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản và ký xác nhận hoặc điểm chỉ.
5. Trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án dân sự thì Tòa án lập biên bản hòa giải thành. Biên bản này được gửi ngay cho các đương sự tham gia hòa giải.
Như vậy, các bên có thể thương lượng và thỏa thuận với nhau về các yêu cầu phản tố của bị đơn và nếu thống nhất được sẽ thì Tòa án lập biên bản hòa giải thành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?
- Hoàn thành nhiệm vụ có được thưởng theo Nghị định 73? Nếu có thì được thưởng bao nhiêu theo Nghị định 73?
- Chất là gì? Lượng là gì? Ví dụ về chất, lượng? Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nguyên tắc gì?
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?