Bị môi giới lừa gạt thuê nhà giá cao thì có quyền yêu cầu bên chủ nhà trả lại tiền hay không?

Tôi được bên môi giới giới thiệu cho thuê căn hộ chung cư. Họ bảo rằng căn hộ cho thuê với giá 15 triệu đồng/ tháng những căn hộ xung quanh cũng tầm giá đó vì nằm ngay khu vực sầm uất của Sài Gòn. Tôi đã ký hợp đồng thuê trong 06 tháng. Đến khi dọn về ở tôi phát hiện những căn hộ xung quanh chỉ thuê với giá 10 triệu đồng/tháng chứ không tới 15 triệu như bên môi giới nói. Tôi cho rằng đây là hành vi lừa dối, thuộc trường hợp giao dịch vô hiệu? Tôi muốn yêu cầu chủ căn hộ trả lại tiền thuê có được không?

Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép?

Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép?

Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép?

Căn cứ Điều 127 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép, như sau:

“Điều 127. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép
Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.
Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.
Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình.”

Theo đó, việc lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó. Và khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.

Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu?

Đối với hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu được quy định tại Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể:

“Điều 131. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu
1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.”

Từ căn cứ pháp lý nêu trên cho thấy giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu?

Đối với việc bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu được quy định tại Điều 133 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể:

“Điều 133. Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu
1. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng đối tượng của giao dịch là tài sản không phải đăng ký đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch được xác lập, thực hiện với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp quy định tại Điều 167 của Bộ luật này.
2. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu.
Trường hợp tài sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giao dịch dân sự với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó chủ thể này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa.
3. Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình, nếu giao dịch dân sự với người này không bị vô hiệu theo quy định tại khoản 2 Điều này nhưng có quyền khởi kiện, yêu cầu chủ thể có lỗi dẫn đến việc giao dịch được xác lập với người thứ ba phải hoàn trả những chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại.”

Theo đó, trường hợp của bạn là trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng đối tượng của giao dịch là tài sản không phải đăng ký đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch được xác lập, thực hiện với người thứ ba vẫn có hiệu lực. Tuy nhiên, bạn có quyền khởi kiện, yêu cầu chủ thể có lỗi dẫn đến việc giao dịch được xác lập với người thứ ba phải hoàn trả những chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại theo Điều 170 Bộ luật Dân sự 2015.

Như vậy, trong trường hợp bạn bị bên môi giới lừa gạt thuê nhà giá cao nếu bên chủ nhà không hề hay biết gì về hành vì lừa gạt của bên môi giới thì bạn không thể đòi tiền từ chủ nhà vì họ được xem là người thứ ba ngay tình nên giao dịch được xác lập, thực hiện với người thứ ba vẫn có hiệu lực nhưng bạn có quyền yêu cầu người môi giới hoàn trả những chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại.

Giao dịch dân sự
Chung cư Tải trọn bộ các quy định về Chung cư hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mua chung cư có thời hạn sử dụng đất 50 năm khi hết thời hạn chủ sở hữu có mất nhà hay không?
Pháp luật
Sử dụng căn hộ chung cư làm văn phòng công ty có bị xử phạt hay không? Trường hợp bị phạt thì mức phạt như thế nào?
Pháp luật
Thi công di dời khu vực nhà vệ sinh và mở thêm cửa từ phòng ngủ ra ngoài căn hộ chung cư của mình có được không?
Pháp luật
Tải mẫu đơn khởi kiện khi có tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự? Nội dung cần có trong đơn?
Pháp luật
Trường hợp địa phương điều chỉnh Chương trình phát triển nhà ở mà phải thay đổi nội dung kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư thì cơ quan nào có trách nhiệm tổ chức lập và phê duyệt điều chỉnh kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư?
Pháp luật
Ủy ban nhân dân có trách nhiệm gì trong trường hợp phải phá dỡ khẩn cấp nhà chung cư do cháy nổ mà nhà chung cư này chưa có trong kế hoạch cải tạo, xây dựng lại được phê duyệt?
Pháp luật
Người nước ngoài đang định cư tại Việt nam có thuộc đối tượng được đứng tên sở hữu căn hộ chung cư hay không?
Pháp luật
Sử dụng căn hộ chung cư để ở vào mục đích kinh doanh dịch vụ Spa chăm sóc sắc đẹp thì có bị cấm không?
Pháp luật
Trong điều kiện nào thì chung cư buộc phải phá dỡ? Khi phá dỡ thì dân cư tại đây có được hỗ trợ gì hay không?
Pháp luật
Tự ý sửa chữa nhà chung cư thì bị xử phạt bao nhiêu tiền? Ban quản lý chung cư có quyền lập biên bản xử phạt không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giao dịch dân sự
1,349 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giao dịch dân sự Chung cư

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giao dịch dân sự Xem toàn bộ văn bản về Chung cư

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào