Bí thư Đảng ủy đồng thời là chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra đảng uỷ có được phụ cấp kiêm nhiệm không? Nếu được thì mức hưởng theo quy định là bao nhiêu?
- Bí thư Đảng ủy đồng thời là chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra đảng uỷ có được phụ cấp kiêm nhiệm không?
- Mức hưởng phụ cấp thâm niên theo nghề của Bí thư Đảng ủy đồng thời là chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra đảng uỷ được tính thế nào?
- Nguyên tắc chung về xếp lương và phụ cấp đối với Bí thư Đảng ủy đồng thời là chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra đảng uỷ được quy định như thế nào?
Bí thư Đảng ủy đồng thời là chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra đảng uỷ có được phụ cấp kiêm nhiệm không?
Phụ cấp đối với chủ nhiêm ủy ban kiểm tra Đảng ủy được quy định tại Điều 5 Quyết định 128/QĐ-TW năm 2004 về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Đảng, Mặt trận và các đoàn thể do Trưởng Ban Chỉ đạo Tiền lương Nhà nước ban hành:
"Điều 5. Chế độ phụ cấp lương
...
2. Phụ cấp kiêm nhiệm:
Đối với Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Công đoàn, Bí thư Đoàn Thanh niên ở tổ chức đảng, đoàn thể cơ sở công ty nhà nước, đơn vị sự nghiệp có bố trí biên chế chuyên trách, nhưng hoạt động kiêm nhiệm, thì được phụ cấp bằng 10% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Đối với các chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan khác áp dụng theo quy định chung do Chính phủ ban hành."
Theo đó, anh là Bí thư Đảng ủy đồng thời là chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra đảng ủy thì được phụ cấp kiêm nhiệm 10% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Mức hưởng phụ cấp thâm niên theo nghề của Bí thư Đảng ủy đồng thời là chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra đảng uỷ được tính thế nào?
Theo quy định tại Điều 5 Quyết định 128/QĐ-TW năm 2004 được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Quyết định 275-QĐ/TW năm 2009 quy định về phụ cấp thâm niên nghề như sau:
"Điều 5. Chế độ phụ cấp lương
...
4. Phụ cấp thâm niên nghề:
Cán bộ, công chức làm công tác kiểm tra đảng được hưởng phụ cấp thâm niên bao gồm:
Cán bộ, công chức chuyên trách công tác kiểm tra đảng đã được xếp lương theo chức danh hoặc xếp lương theo ngạch kiểm tra đảng trong các cơ quan Ủy ban kiểm tra từ Trung ương đến cấp huyện và tương đương đang hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Cán bộ, công chức của Ủy ban kiểm tra đảng cấp huyện, trực tiếp làm công tác kiểm tra đảng theo quy định của Điều lệ Đảng, hiện hưởng lương công chức loại A.0 hoặc công chức loại B (ngạch cán sự) và đang hưởng phụ cấp trách nhiệm nghề kiểm tra.
Mức phụ cấp quy định như sau: Sau 5 năm (đủ 60 tháng) liên tục chuyên trách làm công tác kiểm tra thì được hưởng phụ cấp thâm niên nghề bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ năm thứ sáu trở đi mỗi năm được tính thêm 1%.
Trường hợp cán bộ, công chức có thời gian công tác tại các ngành, lĩnh vực đã được hưởng phụ cấp thâm niên nghề và các cán bộ, công chức đã công tác trong ngành kiểm tra đảng nhưng do yêu cầu luân chuyển, điều động của cấp có thẩm quyền đến cơ quan khác (không có chế độ phụ cấp thâm niên) nay tiếp tục về công tác tại cơ quan Ủy ban kiểm tra đảng thì được cộng gộp các năm công tác trong ngành, lĩnh vực trước đó để tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề".
Theo đó, Bí thư Đảng ủy đồng thời là chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra đảng uỷ được hưởng phụ cấp thâm niên.
Và mức phụ cấp quy định như sau: Sau 5 năm (đủ 60 tháng) liên tục chuyên trách làm công tác kiểm tra thì được hưởng phụ cấp thâm niên nghề bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ năm thứ sáu trở đi mỗi năm được tính thêm 1%.
Bí thư Đảng ủy đồng thời là chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra đảng uỷ có được phụ cấp kiêm nhiệm không? Nếu được thì mức hưởng theo quy định là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc chung về xếp lương và phụ cấp đối với Bí thư Đảng ủy đồng thời là chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra đảng uỷ được quy định như thế nào?
Theo Điều 6 Quyết định 128/QĐ-TW năm 2004 quy định về nguyên tắc xếp lương và phụ cấp đối với Bí thư Đảng ủy đồng thời là chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra đảng uỷ như sau:
"Điều 6. Nguyên tắc xếp lương và phụ cấp
1. Việc xếp lương, nâng bậc lương và áp dụng các chế độ phụ cấp thực hiện theo quy định chung do Chính phủ ban hành.
2. Đối với các chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) chuyên trách Hội Cựu chiến binh Việt Nam từ Trung ương đến cấp huyện, ngoài lương hưu, hàng tháng được hưởng 90% mức lương chuẩn và phụ cấp chức vụ (không phải đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế).
Đối với cựu chiến binh thuộc chỉ tiêu biên chế được duyệt làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ từ Trung ương đến cấp huyện, ngoài lương hưu, hàng tháng được hưởng cao nhất 90% mức lương chuẩn của cấp phó lãnh đạo trực tiếp cùng cấp (không phải đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế)."
Đồng thời, theo Điều 7 Quyết định 128/QĐ-TW năm 2004, về quản lý tiền lương và thu nhập được quy định như sau:
- Đối với cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Mặt trận và các đoàn thể, áp dụng quản lý tiền lương và thu nhập như các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của nhà nước theo quy định của Chính phủ.
- Đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh, dịch vụ thuộc Đảng, Mặt trận và các đoàn thể quản lý, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế, tự trang trải các chi phí và áp dụng quản lý tiền lương và thu nhập như công ty nhà nước.
- Thực hiện phân cấp trách nhiệm để Thủ trưởng cơ quan Đảng, Mặt trận và các đoàn thể Trung ương và địa phương quyết định xếp lương, nâng bậc lương và thực hiện các chế độ phụ cấp đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?