Bí thư đoàn thanh niên xã có được phụ cấp kiêm nhiệm nếu kiêm nhiệm thêm chức danh văn phòng đảng ủy không?
Bí thư Đoàn thanh niên xã có được phụ cấp kiêm nhiệm nếu giữ thêm chức danh văn phòng Đảng ủy không?
Căn cứ theo Điều 10 Nghị định 92/2009/NĐ–CP, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Nghị định 34/2019/NĐ-CP quy định mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh như sau :
"Điều 10. Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh
1. Cán bộ, công chức cấp xã kiêm nhiệm chức danh mà giảm được 01 người trong số lượng quy định tối đa tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này, kể từ ngày được cấp có thẩm quyền quyết định việc kiêm nhiệm thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm gồm: 50% mức lương (bậc 1), cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) của chức danh kiêm nhiệm. Trường hợp kiêm nhiệm nhiều chức danh (kể cả trường hợp Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch Hội đồng nhân dân) cũng chỉ được hưởng một mức phụ cấp kiêm nhiệm.
2. Cán bộ, công chức cấp xã được kiêm nhiệm chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
3. Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.”
Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là cán bộ cấp xã theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 3 Nghị định 92/2009/NĐ–CP.
Theo đó, cán bộ cấp xã kiêm nhiệm chức danh mà giảm được 01 người trong số lượng quy định tối đa kể từ ngày được cấp có thẩm quyền quyết định việc kiêm nhiệm thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm gồm: 50% mức lương (bậc 1), cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) của chức danh kiêm nhiệm.
Tuy nhiên, trường hợp kiêm nhiệm nhiều chức danh cũng chỉ được hưởng một mức phụ cấp kiêm nhiệm.
Như vậy, nếu anh là Bí thư đoàn thanh niên xã kiêm cán bộ ở văn phòng Đảng uỷ xã mà giảm được 1 người trong số lượng quy định tối đa thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm theo quy định.
Bí thư đoàn thanh niên xã có được phụ cấp kiêm nhiệm nếu kiêm nhiệm thêm chức danh văn phòng đảng ủy không? (Hình từ Internet)
Số lượng cán bộ cấp xã tối đa là bao nhiêu theo quy định pháp luật hiện hành?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 92/2009/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Nghị định 34/2019/NĐ-CP:
“Điều 4. Số lượng cán bộ, công chức cấp xã
1. Số lượng cán bộ, công chức cấp xã được bố trí theo Quyết định phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn. Cụ thể như sau
a) Loại 1: tối đa 23 người;
b) Loại 2: tối đa 21 người;
c) Loại 3: tối đa 19 người.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định bố trí số lượng cán bộ, công chức cấp xã bằng hoặc thấp hơn quy định tại khoản 1 Điều này, bảo đảm đúng với chức danh quy định tại Điều 3 Nghị định này và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Đối với các xã, thị trấn bố trí Trưởng Công an xã là công an chính quy thì số lượng cán bộ, công chức quy định tại khoản 1 Điều này giảm 01 người.
3. Số lượng cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm cả cán bộ, công chức được luân chuyển, điều động, biệt phái về cấp xã. Riêng trường hợp luân chuyển về đảm nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thì thực hiện theo Nghị định số 08/2016/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2016 của Chính phủ về số lượng Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và quy trình, thủ tục bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên Ủy ban nhân dân.”
Số lượng cán bộ cấp xã tối đa tùy vào quyết định phân loại xã thuộc loại mấy theo quy định nêu trên. Xã thuộc loại 1 thì tối đa là 23 người; Đối với xã loại 2 tối đa là 21 người và loại 3 tối đa 19 người.
Tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính tham khảo tại Điều 18 Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13.
Bí thư Đoàn Thanh niên xã có được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo không?
Căn cứ quy định tại Điều 7 Nghị định 92/2009/NĐ-CP về phụ cấp chức vụ lãnh đạo như sau:
"Điều 7. Phụ cấp chức vụ lãnh đạo
Cán bộ cấp xã quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5 Nghị định này được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo so với mức lương tối thiểu chung như sau:
a) Bí thư đảng ủy: 0,30;
b) Phó Bí thư đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân: 0,25;
c) Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân: 0,20;
d) Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Chủ tịch Hội Nông dân, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh: 0,15."
Tại điểm b khoản 1 Điều 5 Nghị định 92/2009/NĐ-CP quy định:
"b) Cán bộ cấp xã đã tốt nghiệp trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ từ trung cấp trở lên thực hiện xếp lương như công chức hành chính quy định tại bảng lương số 2 (Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây viết tắt là Nghị định số 204/2004/NĐ-CP);"
Theo đó, nếu anh là Bí thư Đoàn Thanh niên xã đã tốt nghiệp trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ từ trung cấp trở lên thì được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo là 0.15 so với mức lương tối thiểu chung.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường hợp nào không được ứng cử vào Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam? Chủ tịch Liên đoàn Luật sư có nhiệm vụ quyền hạn thế nào?
- Ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu có được căn cứ vào bản án kết luận của Toà án hay không?
- Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi không? Ngân hàng nào không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi?
- Lời nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 27 cuối kì 1? Mẫu nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 27 học kì 1?
- Tải mẫu mới nhất: Bảng tổng hợp dự toán gói thầu thi công xây dựng? Quy định về việc xác định và thẩm tra, thẩm định, phê duyệt dự toán gói thầu?