Bị viêm ruột thừa đã phẫu thuật thì khi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự sẽ được xếp vào sức khỏe loại mấy? Có phải tham gia nghĩa vụ quân sự không?
- Bị viêm ruột thừa đã phẫu thuật thì khi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự sẽ được xếp vào sức khỏe loại mấy?
- Bị viêm ruột thừa đã phẫu thuật thì có phải tham gia nghĩa vụ quân sự không?
- Khi đi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự thì người bị viêm ruột thừa đã phẫu thuật có cần mang theo hồ sơ bệnh án không?
Bị viêm ruột thừa đã phẫu thuật thì khi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự sẽ được xếp vào sức khỏe loại mấy?
Căn cứ vào Điều 9 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự do Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ Quốc phòng ban hành như sau:
Phân loại sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự
1. Căn cứ phân loại sức khỏe
Theo tiêu chuẩn sức khỏe tại Bảng số 1, Bảng số 2 và Bảng số 3 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Cách cho điểm
Mỗi chỉ tiêu, sau khi khám bác sỹ cho điểm chẵn từ 1 - 6 vào cột “Điểm”, cụ thể:
a) Điểm 1: Chỉ tình trạng sức khỏe rất tốt;
b) Điểm 2: Chỉ tình trạng sức khỏe tốt;
c) Điểm 3: Chỉ tình trạng sức khỏe khá;
d) Điểm 4: Chỉ tình trạng sức khỏe trung bình;
đ) Điểm 5: Chỉ tình trạng sức khỏe kém;
e) Điểm 6: Chỉ tình trạng sức khỏe rất kém.
3. Cách ghi phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự
a) Mỗi chuyên khoa, sau khi khám xét, bác sỹ sẽ cho điểm vào cột “Điểm”; ở cột “Lý do” phải ghi tóm tắt lý do cho số điểm đó; ở cột “Ký”, bác sỹ khám phải ký và ghi rõ họ tên;
b) Phần kết luận, Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe căn cứ vào điểm đã cho ở từng chỉ tiêu để kết luận, phân loại sức khỏe theo đúng quy định, ghi bằng số và chữ (phần bằng chữ để ở trong ngoặc đơn);
c) Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe có trách nhiệm ký vào phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự sau khi kết luận;
d) Chữ ký của Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe được đóng dấu của cơ quan Chủ tịch Hội đồng; chữ ký của Chủ tịch Hội đồng khám phúc tra sức khỏe được đóng dấu của đơn vị quyết định thành lập Hội đồng khám phúc tra sức khỏe.
4. Cách phân loại sức khỏe
Căn cứ vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự để phân loại, cụ thể như sau:
a) Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1;
b) Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2;
c) Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3;
d) Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4;
đ) Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5;
e) Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6.
5. Một số điểm cần chú ý
a) Trường hợp đang mắc bệnh cấp tính, bệnh có thể thuyên giảm hay tăng lên sau một thời gian hoặc sau điều trị, thì điểm đó phải kèm theo chữ “T” bên cạnh (nghĩa là “tạm thời”). Người khám phải ghi tóm tắt bằng tiếng Việt tên bệnh bên cạnh (có thể ghi bằng danh từ quốc tế giữa hai ngoặc đơn). Khi kết luận, nếu chữ “T” ở chỉ tiêu có điểm lớn nhất, phải viết chữ “T” vào phần phân loại sức khỏe;
b) Trường hợp nghi ngờ chưa thể cho điểm ngay được, Hội đồng khám sức khỏe có thể gửi công dân tới khám tại một bệnh viện để kết luận chính xác hơn;
c) Trường hợp chưa kết luận được thì gửi công dân đó đến bệnh viện chuyên khoa gần nhất để khám và kết luận chẩn đoán. Thời gian tối đa từ 7 - 10 ngày phải có kết luận và chỉ thực hiện trong trường hợp cần thiết;
d) Những trường hợp phiếu sức khỏe có ghi chữ “T”, Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự có trách nhiệm hướng dẫn công dân đến các cơ sở y tế để điều trị.
Căn cứ vào STT 78 Bảng số 2 Phụ lục I Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định về bệnh viêm ruột thừa như sau:
78 | Viêm ruột thừa: |
|
| - Viêm ruột thừa đã mổ, kết quả tốt | 2 |
| - Có biến chứng, bán tắc, sổ thành bụng | 5 |
Như vậy, người bị viêm ruột thừa thì khi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự sẽ có 02 trường hợp là:
+ Viêm ruột thừa đã mổ, kết quả tốt sẽ được xếp vào loại 2;
+ Có biến chứng, bán tắc, sổ thành bụng sẽ được xếp vào loại 5.
Nếu có trường hợp khác thì phải tùy vào kết luận của Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự quyết định.
Bị viêm ruột thừa đã phẫu thuật thì khi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự sẽ được xếp vào sức khỏe loại mấy? (Hình từ Internet)
Bị viêm ruột thừa đã phẫu thuật thì có phải tham gia nghĩa vụ quân sự không?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định về tiêu chuẩn tuyển quân tham gia nghĩa vụ quân sự như sau:
Tiêu chuẩn tuyển quân
...
3. Tiêu chuẩn sức khỏe:
a) Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.
b) Đối với các cơ quan, đơn vị, vị trí quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều này, thực hiện tuyển chọn bảo đảm tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng.
c) Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HlV, AIDS.
...
Như đã nêu ở trên, thì người bị viêm ruột thừa đã phẩu thuật thì có thể được xếp vào sức khỏe loại 2 hoặc loại 5 theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
Mà theo điểm a khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP thì tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP.
Nếu như người bị viêm ruột thừa đã phẩu thuật và kết quả sức khỏe tốt thì hoàn toàn đủ tiêu chuẩn để tham gia nghĩa vụ quân sự.
Còn trường hợp đã phẫu thuật nhưng có biến chứng thì còn tùy vào kết luận của Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự mà có thể xếp vào sức khỏe loại 5. Trường hợp này thì sẽ được tạm hoãn gọi nhập ngũ vì lý do chưa đủ sức khỏe theo điểm a khoản 1 Điều 5 Thông tư 148/2018/TT-BQP.
Khi đi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự thì người bị viêm ruột thừa đã phẫu thuật có cần mang theo hồ sơ bệnh án không?
Căn cứ vào Điều 10 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định như sau:
Yêu cầu đối với công dân khi đi kiểm tra, sơ tuyển, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự
1. Phải xuất trình
a) Lệnh gọi khám sức khỏe hoặc kiểm tra sức khỏe của Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện;
b) Giấy chứng minh nhân dân;
c) Các giấy tờ liên quan đến sức khỏe cá nhân (nếu có) để giao cho Hội đồng khám sức khỏe hoặc Tổ kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
2. Không uống rượu, bia hoặc dùng chất kích thích.
3. Chấp hành nội quy khu vực khám sức khỏe, kiểm tra sức khỏe.
4. Cấm các hành vi lợi dụng việc khám sức khỏe để trốn, tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Như vậy, khi đi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự thì công dân phải xuất trình:
- Lệnh gọi khám sức khỏe hoặc kiểm tra sức khỏe của Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện;
- Giấy chứng minh nhân dân;
- Các giấy tờ liên quan đến sức khỏe cá nhân (trường hợp này có thể là bệnh án; giấy ra viện; toa thuốc của bác sĩ,..) để giao cho Hội đồng khám sức khỏe hoặc Tổ kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?