Biên bản Kiểm kê TSCĐ là gì? Mẫu Biên bản Kiểm kê TSCĐ và cách lập theo Thông tư 200? Một số lưu ý khi sử dụng mẫu?
Biên bản Kiểm kê TSCĐ là gì?
Căn cứ tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC thì:
Biên bản Kiểm kê TSCĐ (Biên bản kiểm kê tài sản cố định) là Biên bản được lập nhằm xác nhận số lượng, giá trị tài sản cố định hiện có, thừa thiếu so với sổ kế toán trên cơ sở đó tăng cường quản lý tài sản cố định và làm cơ sở quy trách nhiệm vật chất, ghi sổ kế toán số chênh lệch.
Biên bản Kiểm kê TSCĐ là gì? Mẫu Biên bản Kiểm kê TSCĐ và cách lập theo Thông tư 200? Một số lưu ý khi sử dụng mẫu? (Hình từ Internet)
Mẫu Biên bản Kiểm kê TSCĐ và cách lập theo Thông tư 200?
Mẫu Biên bản kiểm kê tài sản cố định là Mẫu số 05 - TSCĐ Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC:
Tải về Mẫu Biên bản kiểm kê tài sản cố định
Cách lập Mẫu Biên bản Kiểm kê TSCĐ
Góc trên bên trái của Biên bản Kiểm kê TSCĐ ghi rõ tên đơn vị (hoặc đóng dấu đơn vị), bộ phận sử dụng. Việc kiểm kê tài sản cố định được thực hiện theo quy định của pháp luật và theo yêu cầu của đơn vị. Khi tiến hành kiểm kê phải lập Ban kiểm kê, trong đó kế toán theo dõi tài sản cố định là thành viên.
Biên bản kiểm kê TSCĐ phải ghi rõ thời điểm kiểm kê: (... giờ ... ngày … tháng ... năm ...).
Khi tiến hành kiểm kê phải tiến hành kiểm kê theo từng đối tượng ghi tài sản cố định.
Dòng “Theo sổ kế toán” căn cứ vào sổ kế toán TSCĐ phải ghi cả 3 chỉ tiêu: Số lượng, nguyên giá, giá trị còn lại vào cột 1,2,3.
Dòng “Theo kiểm kê” căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế để ghi theo từng đối tượng TSCĐ, phải ghi cả 3 chỉ tiêu: số lượng, nguyên giá, giá trị còn lại vào cột 4,5,6.
Dòng “Chênh lệch” ghi số chênh lệch thừa hoặc thiếu theo 3 chỉ tiêu: Số lượng, nguyên giá, giá trị còn lại vào cột 7,8,9.
Trên Biên bản kiểm kê TSCĐ cần phải xác định và ghi rõ nguyên nhân gây ra thừa hoặc thiếu TSCĐ, có ý kiến nhận xét và kiến nghị của Ban kiểm kê. Biên bản kiểm kê TSCĐ phải có chữ ký (ghi rõ họ tên) của Trưởng ban kiểm kê, chữ ký soát xét của kế toán trưởng và giám đốc doanh nghiệp duyệt. Mọi khoản chênh lệch về TSCĐ của đơn vị đều phải báo cáo giám đốc doanh nghiệp xem xét.
Một số lưu ý khi sử dụng Mẫu Biên bản Kiểm kê TSCĐ theo Thông tư 200?
(1) Việc áp dụng Mẫu Biên bản Kiểm kê TSCĐ trong doanh nghiệp - Mẫu số 05 - TSCĐ Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC:
Căn cứ tại Điều 117 Thông tư 200/2014/TT-BTC về hệ thống biểu mẫu chứng từ kế toán:
Hệ thống biểu mẫu chứng từ kế toán
1. Các loại chứng từ kế toán tại phụ lục 3 Thông tư này đều thuộc loại hướng dẫn. Doanh nghiệp được chủ động xây dựng, thiết kế biểu mẫu chứng từ kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của mình nhưng phải đáp ứng được các yêu cầu của Luật kế toán và đảm bảo nguyên tắc rõ ràng, minh bạch, kịp thời, dễ kiểm tra, kiểm soát và đối chiếu.
2. Trường hợp không tự xây dựng và thiết kế biểu mẫu chứng từ cho riêng mình, doanh nghiệp có thể áp dụng hệ thống biểu mẫu và hướng dẫn nội dung ghi chép chứng từ kế toán theo hướng dẫn Phụ lục 3 Thông tư này.
3. Các doanh nghiệp có các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đặc thù thuộc đối tượng điều chỉnh của các văn bản pháp luật khác thì áp dụng theo quy định về chứng từ tại các văn bản đó.
Như vậy, Doanh nghiệp được chủ động xây dựng, thiết kế Mẫu Biên bản Kiểm kê TSCĐ phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của mình nhưng phải đáp ứng được các yêu cầu của Luật kế toán và đảm bảo nguyên tắc rõ ràng, minh bạch, kịp thời, dễ kiểm tra, kiểm soát và đối chiếu.
Trường hợp không tự xây dựng và thiết kế Mẫu Biên bản Kiểm kê TSCĐ cho riêng mình, doanh nghiệp có thể áp dụng Mẫu Biên bản kiểm kê tài sản cố định - Mẫu số 05 - TSCĐ Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC.
(2) Đối tượng áp dụng Mẫu Biên bản Kiểm kê TSCĐ - Mẫu số 05 - TSCĐ Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC:
Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn kế toán áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thực hiện kế toán theo Chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ được vận dụng quy định của Thông tư 200/2014/TT-BTC để kế toán phù hợp với đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của mình.
(Điều 1 Thông tư 200/2014/TT-BTC)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành viên Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là ai? Thay đổi thành viên Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước khi nào?
- Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là gì? Thời gian không được tính vào thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự?
- Các quy định về đấu nối hệ thống thoát nước phải được thông báo cho ai? Yêu cầu đấu nối hệ thống thoát nước là gì?
- Công văn 31 về thực hiện Nghị định 178 năm 2024 giảm tối thiểu 20% công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách khi sắp xếp bộ máy?
- Chạy xe quá tải phạt bao nhiêu 2025? Thời hạn có hiệu lực của giấy phép lưu hành xe quá tải trọng?