Biên bản kiểm tra khai thác lâm sản phải được lập thành bao nhiêu bản? Mẫu biên bản kiểm tra khai thác lâm sản được cơ quan kiểm lâm sử dụng là mẫu biên bản nào?

Cho tôi hỏi Mẫu biên bản kiểm tra khai thác lâm sản được cơ quan kiểm lâm sử dụng là mẫu biên bản nào? Tổ kiểm tra khai thác lâm sản cần phải lập bao nhiêu biên bản kiểm tra sau khi hoàn thành công tác kiểm tra? Câu hỏi của chị T.D từ Hà Tĩnh.

Đối với hoạt động khai thác lâm sản thì cơ quan kiểm lâm sẽ tiến hành kiểm tra những nội dung nào?

Nội dung kiểm tra đối với hoạt động khai thác lâm sản được quy định tại Điều 26 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT như sau:

Nội dung kiểm tra
1. Đối với khai thác lâm sản: Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về khai thác lâm sản theo Quy chế quản lý rừng và quy định tại Chương II Thông tư này và lâm sản khai thác thực tế tại hiện trường.
2. Đối với lâm sản khi nhập khẩu, xuất khẩu: Kiểm tra hồ sơ lâm sản theo quy định tại Điều 16 và Điều 19 Thông tư này và lâm sản thực tế tại cửa khẩu.
3. Đối với vận chuyển lâm sản: Kiểm tra việc chấp hành quy định về hồ sơ lâm sản trong quá trình vận chuyển theo quy định tại Điều 18 Thông tư này và lâm sản trên phương tiện vận chuyển.
4. Đối với cơ sở chế biến, kinh doanh, cất giữ gỗ, lâm sản: Kiểm tra việc chấp hành quy định về hồ sơ lâm sản theo quy định tại Điều 20 Thông tư này và lâm sản hiện có tại cơ sở.
5. Đối với cơ sở nuôi động vật rừng, động vật thuộc Phụ lục CITES; cơ sở trồng các loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm hoặc thực vật thuộc Phụ lục CITES: Kiểm tra việc chấp hành quy định về hồ sơ lâm sản theo quy định tại Điều 21 Thông tư này và động vật, thực vật đang nuôi, trồng tại cơ sở.
6. Đối với nơi cất giữ lâm sản: Kiểm tra hồ sơ lâm sản theo quy định tại Thông tư này và lâm sản hiện có.

Theo quy định trên thì đối với hoạt động khai thác lâm sản, cơ quan kiêm lâm sẽ tiến hành kiểm tra việc chấp hành pháp luật về khai thác lâm sản theo Quy chế quản lý rừng và trình tự khai thác lâm sản đối với từng trường hợp cụ thể tại chương II Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT.

Mẫu biên bản kiểm tra khai thác lâm sản được cơ quan kiểm lâm sử dụng là mẫu biên bản nào?

Biên bản kiểm tra khai thác lâm sản được quy định tại khoản 3 Điều 27 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT như sau:

Nguyên tắc kiểm tra
1. Hoạt động kiểm tra của Cơ quan Kiểm lâm do Tổ kiểm tra hoặc Đoàn kiểm tra (sau đây gọi tắt là Tổ kiểm tra) thực hiện khi có quyết định kiểm tra của người có thẩm quyền quy định tại Điều 30 Thông tư này, trừ trường hợp kiểm tra đột xuất theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Thông tư này.
2. Hoạt động kiểm tra của Kiểm lâm phải đảm bảo kịp thời, khách quan, chính xác, đúng nhiệm vụ, quyền hạn và tuân thủ quy định của pháp luật.
3. Hoạt động kiểm tra phải thực hiện đúng trình tự quy định tại Điều 31 Thông tư này và phải lập Biên bản kiểm tra theo Mẫu số 16 hoặc Mẫu số 17 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

Như vậy, mẫu biển bản kiểm tra khai thác lâm sản được cơ quan kiểm lâm sử dụng là Mẫu số 17 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT TẢI VỀ.

Trong quá trình kiểm tra hoạt động khai thác lâm sản, tổ kiểm tra cần bảo đảm kịp thời, khách quan, chính xác, đúng nhiệm vụ, quyền hạn và tuân thủ quy định của pháp luật.

Biên bản kiểm tra khai thác lâm sản phải được lập thành bao nhiêu bản? Mẫu biên bản kiểm tra khai thác lâm sản được cơ quan kiểm lâm sử dụng là mẫu biên bản nào?

Biên bản kiểm tra khai thác lâm sản phải được lập thành bao nhiêu bản? Mẫu biên bản kiểm tra khai thác lâm sản được cơ quan kiểm lâm sử dụng là mẫu biên bản nào? (Hình từ Internet)

Biên bản kiểm tra khai thác lâm sản phải được lập thành bao nhiêu bản?

Mẫu biển bản kiểm tra khai thác lâm sản đang được sử dụng hiện nay là Mẫu số 17 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT TẢI VỀ, cụ thể:

Biên bản kiểm tra khai thác lâm sản

Theo quy định thì sau khi đọc lại biên bản, những người có tên trong biên bản cùng nghe, công nhận là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã ghi và kết luận nêu trên, cùng thống nhất, ký và ghi rõ họ tên vào biên bản; giao mỗi bên 01 bản.

Như vậy, trong biển bản sẽ có ít nhất 03 người gồm đại diện tổ kiểm tra, người dại diện của tổ chức hoặc cá nhân được kiểm tra và người chứng kiến.

Biên bản kiểm tra khai thác lâm sản phải được lập ít nhất 03 bản để mỗi bên giữ một bản.

Trong biên bản kiểm tra khai thác lâm sản thì người lập cần đảm bảo những thông tin sau:

(1) Thông tin của người trong tổ kiểm tra hoạt động khai thác lâm sản phải bao gồm họ tên, chức vụ và đơn vị của cá nhân.

(2) Đối với tổ chức, cá nhân được kiểm tra thì trong biên bản cần phải nêu rõ các thông tin sau:

- Địa chỉ;

- Nghề nghiệp;

- Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp/đăng ký kinh doanh/mã số doanh nghiệp, ngày cấp, nơi cấp;

- Số chứng minh nhân dân/căn cước công dân/Hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp

(3) Trường hợp có người chứng kiến thì cần ghi rõ họ tên, địa chị và số chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người chứng kiến.

Bên cạnh đó, bie bản cũng cần phải nêu rõ các nội dung kiểm tra như:

(1) Kiểm tra hồ sơ khai thác;

(2) Kiểm tra hiện trường khai thác;

(3) Kiểm tra lâm sản sau khai thác;

(4) Kết luận sau kiểm tra.

Khai thác lâm sản
Truy xuất nguồn gốc
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thuốc lá đang chế biến là gì? Truy xuất nguồn gốc thuốc lá trong quá trình sản xuất bằng phương pháp nào?
Pháp luật
Dược mỹ phẩm là gì? Nguyên tắc chung khi truy xuất nguồn gốc chuỗi cung ứng dược mỹ phẩm theo quy định?
Pháp luật
Đối tượng khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng đối với vườn thực vật quốc gia, rừng giống quốc gia là gì?
Pháp luật
Có được khai thác lâm sản trong vườn quốc gia không? Điều kiện để khai thác lâm sản trong vườn quốc gia là gì?
Pháp luật
Việc khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng đối với khu rừng bảo vệ cảnh quan được quy định như nào?
Pháp luật
Người kinh doanh thực phẩm thực hiện việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm không bảo đảm an toàn trong trường hợp nào?
Pháp luật
Mẫu báo cáo tình hình triển khai hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa mới nhất 2024 ra sao?
Pháp luật
Chủ rừng có được phép khai thác lâm sản ngoài gỗ khác đối với rừng phòng hộ là rừng tự nhiên hay không?
Pháp luật
Thông tư 02/2024/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa ra sao?
Pháp luật
Hoạt động quản lý nhà nước đối với việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa từ ngày 1/6/2024 ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khai thác lâm sản
2,869 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Khai thác lâm sản Truy xuất nguồn gốc

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Khai thác lâm sản Xem toàn bộ văn bản về Truy xuất nguồn gốc

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào