Biên bản kiểm tra việc quản lý chất lượng dịch vụ viễn thông của doanh nghiệp phải có đầy đủ chữ ký của những đối tượng nào?
- Biên bản kiểm tra việc quản lý chất lượng dịch vụ viễn thông của doanh nghiệp phải có đầy đủ chữ ký của những đối tượng nào?
- Cục Viễn thông cần công khai các thông tin chất lượng dịch vụ viễn thông nào lên website?
- Trách nhiệm của Cục Viễn thông trong công tác quản lý chất lượng dịch vụ viễn thông là gì?
Biên bản kiểm tra việc quản lý chất lượng dịch vụ viễn thông của doanh nghiệp phải có đầy đủ chữ ký của những đối tượng nào?
Căn cứ Điều 15 Thông tư 08/2013/TT-BTTTT quy định về biên bản kiểm tra việc quản lý chất lượng dịch vụ viễn thông của doanh nghiệp như sau:
Trình tự kiểm tra
1. Cơ quan quản lý nhà nước ra quyết định đối với từng đợt kiểm tra trong đó nêu rõ thành phần đoàn kiểm tra; nội dung, thời gian kiểm tra và gửi doanh nghiệp viễn thông được kiểm tra trước ngày tiến hành kiểm tra ít nhất là bảy (07) ngày làm việc.
2. Việc kiểm tra phải được lập thành biên bản. Biên bản kiểm tra phải có chữ ký của trưởng đoàn kiểm tra và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp viễn thông được kiểm tra hoặc người được người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp viễn thông được kiểm tra ủy quyền bằng văn bản. Trường hợp người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp viễn thông được kiểm tra hoặc người được người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp viễn thông được kiểm tra ủy quyền bằng văn bản không ký biên bản thì biên bản có chữ ký của trưởng đoàn kiểm tra và các thành viên đoàn kiểm tra vẫn có giá trị.
3. Nếu phát hiện có vi phạm các quy định quản lý chất lượng dịch vụ viễn thông thì đoàn kiểm tra báo cáo người ra quyết định kiểm tra để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
4. Cơ quan kiểm tra phải thực hiện việc lưu trữ hồ sơ, kết quả kiểm tra.
Theo đó, biên bản kiểm tra việc quản lý chất lượng dịch vụ viễn thông của doanh nghiệp phải có đầy đủ chữ ký của:
- Trưởng đoàn kiểm tra;
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp viễn thông được kiểm tra ủy quyền bằng văn bản;
- Các thành viên đoàn kiểm tra (trong trường hợp người đại diện theo pháp luật hoặc người được người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp viễn thông ủy quyền bằng văn bản từ chối ký vào biên bản kiểm tra).
Biên bản kiểm tra việc quản lý chất lượng dịch vụ viễn thông của doanh nghiệp phải có đầy đủ chữ ký của những đối tượng nào? (Hình từ Internet)
Cục Viễn thông cần công khai các thông tin chất lượng dịch vụ viễn thông nào lên website?
Căn cứ Điều 21 Thông tư 08/2013/TT-BTTTT quy định về việc công khai thông tin về quản lý chất lượng dịch vụ viễn thông như sau:
Cơ quan quản lý nhà nước công khai thông tin về quản lý chất lượng dịch vụ viễn thông
1. Cục Viễn thông công khai và kịp thời cập nhật trên website của Cục các thông tin sau:
a) Kế hoạch đo kiểm của Cục Viễn thông đối với chất lượng dịch vụ viễn thông của các doanh nghiệp viễn thông.
b) Kế hoạch kiểm tra của Cục Viễn thông đối với các doanh nghiệp viễn thông về việc chấp hành các quy định quản lý chất lượng dịch vụ viễn thông.
c) Kết quả đo kiểm của tổ chức đo kiểm được Cục Viễn thông yêu cầu đo kiểm chất lượng dịch vụ viễn thông của các doanh nghiệp viễn thông.
d) Kết quả kiểm tra của Cục Viễn thông về việc chấp hành các quy định quản lý chất lượng dịch vụ viễn thông của các doanh nghiệp viễn thông.
2. Sở Thông tin và Truyền thông công khai và kịp thời cập nhật trên website của Sở các thông tin sau:
a) Kế hoạch kiểm tra của Sở Thông tin và Truyền thông đối với các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn về việc chấp hành các quy định quản lý chất lượng dịch vụ viễn thông.
b) Kết quả kiểm tra của Sở Thông tin và Truyền thông về việc chấp hành các quy định quản lý chất lượng dịch vụ viễn thông của các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn.
3. Hàng năm, Cục Viễn thông có trách nhiệm công khai thông tin về chất lượng dịch vụ viễn thông trên website của Bộ Thông tin và Truyền thông, các phương tiện thông tin đại chúng.
Theo quy định trên thì Cục Viễn thông cần công khai và kịp thời cập nhật trên website của Cục các thông tin sau:
(1) Kế hoạch đo kiểm của Cục Viễn thông đối với chất lượng dịch vụ viễn thông của các doanh nghiệp viễn thông.
(2) Kế hoạch kiểm tra của Cục Viễn thông đối với các doanh nghiệp viễn thông về việc chấp hành các quy định quản lý chất lượng dịch vụ viễn thông.
(3) Kết quả đo kiểm của tổ chức đo kiểm được Cục Viễn thông yêu cầu đo kiểm chất lượng dịch vụ viễn thông của các doanh nghiệp viễn thông.
(4) Kết quả kiểm tra của Cục Viễn thông về việc chấp hành các quy định quản lý chất lượng dịch vụ viễn thông của các doanh nghiệp viễn thông.
Hàng năm, Cục Viễn thông có trách nhiệm công khai thông tin về chất lượng dịch vụ viễn thông trên website của Bộ Thông tin và Truyền thông, các phương tiện thông tin đại chúng.
Trách nhiệm của Cục Viễn thông trong công tác quản lý chất lượng dịch vụ viễn thông là gì?
Căn cứ Điều 23 Thông tư 08/2013/TT-BTTTT quy định về trách nhiệm của Cục Viễn thông như sau:
Cục Viễn thông
1. Chủ trì, hướng dẫn việc thực hiện Thông tư này.
2. Chủ trì, phối hợp với các Sở Thông tin và Truyền thông triển khai thực hiện quản lý chất lượng dịch vụ viễn thông tại địa bàn quản lý của Sở.
3. Nghiên cứu, đề xuất với Bộ Thông tin và Truyền thông những vấn đề liên quan đến công tác quản lý chất lượng dịch vụ viễn thông.
Như vậy, Cục viễn thông có những trách nhiệm theo quy định pháp luật nêu trên trong công tác quản lý chất lượng dịch vụ viễn thông của các doanh nghiệp viễn thông.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc ngày truyền thống của Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 12 2024? Lời chúc kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội CCB Việt Nam?
- Khẩu hiệu Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam 2024 ý nghĩa? Khẩu hiệu tuyên truyền kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Hội CCB Việt Nam 2024?
- 04 báo cáo lao động doanh nghiệp phải nộp trước khi kết thúc năm? Mẫu báo cáo lao động mới nhất?
- 03 trường hợp hợp tác xã ngừng hoạt động cho vay nội bộ? Điều kiện để hợp tác xã thực hiện hoạt động cho vay nội bộ là gì?
- Hợp tác xã giải thể thì quỹ chung không chia hình thành từ hỗ trợ của Nhà nước được bàn giao cho ai?