Biên chế công chức làm việc tại các đơn vị trực thuộc Học viện Tư pháp do ai quyết định phân bổ?
Học viện Tư pháp có những đơn vị chức năng nào?
Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 3 Quyết định 2229/QĐ-BTP năm 2015 thì Học viện Tư pháp có những đơn vị chức năng sau:
- Khoa Đào tạo chung nguồn Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư.
- Khoa Đào tạo Luật sư.
- Khoa Đào tạo Các chức danh thi hành án dân sự.
- Khoa Đào tạo Công chứng viên và các chức danh khác.
- Phòng Tổ chức cán bộ.
- Phòng Hành chính, tổng hợp và Đối ngoại.
- Phòng Đào tạo và Công tác học viên.
- Phòng Tài chính - Kế toán.
- Phòng Quản trị.
- Phòng Quản lý khoa học và Trị sự Tạp chí Nghề luật.
- Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ.
- Trung tâm Khảo thí và Đảm bảo chất lượng đào tạo.
- Trung tâm Thông tin - Thư viện.
- Trung tâm Tư vấn pháp luật.
- Cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh.
Học viện Tư pháp (Hình từ Internet)
Biên chế công chức làm việc tại các đơn vị trực thuộc Học viện Tư pháp do ai quyết định phân bổ?
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Quyết định 2229/QĐ-BTP năm 2015 quy định về biên chế công chức và số lượng người làm việc như sau:
Cơ cấu tổ chức, biên chế và số lượng người làm việc
...
2. Biên chế công chức và số lượng người làm việc
Biên chế công chức và số lượng người làm việc tại các đơn vị trực thuộc Học viện theo điểm c khoản 1 Điều này do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định phân bổ trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Học viện và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
Theo quy định trên, biên chế công chức làm việc tại các đơn vị trực thuộc Học viện Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định phân bổ trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Học viện và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
Học viện Tư pháp có những nhiệm vụ nào?
Theo Điều 2 Quyết định 2229/QĐ-BTP năm 2015 quy định như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt chiến lược phát triển, kế hoạch công tác dài hạn, 05 (năm) năm và hàng năm của Học viện; tham gia xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của Ngành Tư pháp.
2. Chủ trì, tham gia xây dựng các đề án, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng các chức danh tư pháp để Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành; tham gia xây dựng, thẩm định, góp ý đối với các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật khác do Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao.
3. Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch về đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao; về tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, tuyển dụng, quản lý, xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức và người lao động của Học viện theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ Tư pháp.
4. Tổ chức các hoạt động đào tạo bao gồm:
a) Đào tạo nghiệp vụ xét xử, nghiệp vụ kiểm sát, nghiệp vụ thi hành án dân sự, nghề luật sư, nghề công chứng, nghề đấu giá và các chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp khác thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Tư pháp (thẩm tra viên thi hành án dân sự, thư ký thi hành án dân sự, trợ giúp viên pháp lý, đăng ký viên giao dịch bảo đảm, thừa phát lại, thư ký thừa phát lại, công chức, viên chức làm công tác lý lịch tư pháp, trọng tài viên, quản tài viên và các chức danh khác theo quy định của pháp luật), đào tạo chung nguồn bổ nhiệm thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư ( khi được giao nhiệm vụ);
b) Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và cập nhật kiến thức mới cho các chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp và công chức, viên chức Ngành Tư pháp;
c) Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức pháp luật cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu.
....
15. Huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính nhằm thực hiện các nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ Tư pháp.
16. Tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ Tư pháp.
17. Giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong hoạt động của Học viện; thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật.
18. Thực hiện chế độ thống kê, thông tin, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về các lĩnh vực, nhiệm vụ thuộc phạm vi chức năng của Học viện theo quy định.
19. Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, xây dựng nếp sống văn hóa và môi trường sư phạm trong Học viện.
20. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao.
Như vậy, Học viện Tư pháp có những nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều 2 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?