Biên chế giáo viên làm Tổng phụ trách Đội trường phổ thông dân tộc bán trú cấp trung học cơ sở được quy định như thế nào?
- Biên chế giáo viên làm Tổng phụ trách Đội trường phổ thông dân tộc bán trú cấp trung học cơ sở được quy định như thế nào?
- Tiêu chuẩn giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú cấp trung học cơ sở được cử làm Tổng phụ trách Đội được quy định như thế nào?
- Giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú cấp trung học cơ sở được cử làm Tổng phụ trách Đội được hưởng các chế độ gì?
Biên chế giáo viên làm Tổng phụ trách Đội trường phổ thông dân tộc bán trú cấp trung học cơ sở được quy định như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 4 Mục II Thông tư liên tịch 23/TTLN năm 1996 quy định như sau:
CHẾ ĐỘ LAO ĐỘNG VÀ BIÊN CHẾ GIÁO VIÊN TỔNG PHỤ TRÁCH ĐỘI
...
4. Biên chế giáo viên - Tổng phụ trách Đội:
Mỗi trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường phổ thông cơ sở, trường phổ thông trung học cấp 2-3 (chỉ tính số lớp cấp 2) được cử 1 giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh chuyên trách hoặc bán chuyên trách. Số biên chế giáo viên tổng phụ trách Đội được quy định cụ thể như sau:
4.1. Ở vùng cao, hải đảo, vùng sâu:
- Trường trên 19 lớp: được bố trí 1 biên chế giáo viên - tổng phụ trách đội chuyên trách.
- Trường từ 19 lớp trở xuống thực hiện theo chế độ bán chuyên trách.
4.2. Ở các địa bàn còn lại:
- Trường có từ 28 lớp trở lên được bố trí 1 biên chế giáo viên.
- Trường có từ 18 đến 27 lớp được bố trí tính theo biên chế bằng 3/4 giáo viên.
- Trường có dưới 18 lớp được bố trí tính theo biên chế bằng 1/2 giáo viên.
Theo đó, mỗi trường phổ thông trung học cấp 2-3 (chỉ tính số lớp cấp 2) được cử 1 giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh chuyên trách hoặc bán chuyên trách. Số biên chế giáo viên tổng phụ trách Đội được quy định cụ thể như sau:
Ở vùng cao, hải đảo, vùng sâu:
- Trường trên 19 lớp: được bố trí 1 biên chế giáo viên - tổng phụ trách đội chuyên trách.
- Trường từ 19 lớp trở xuống thực hiện theo chế độ bán chuyên trách.
Ở các địa bàn còn lại:
- Trường có từ 28 lớp trở lên được bố trí 1 biên chế giáo viên.
- Trường có từ 18 đến 27 lớp được bố trí tính theo biên chế bằng 3/4 giáo viên.
- Trường có dưới 18 lớp được bố trí tính theo biên chế bằng 1/2 giáo viên.
Tổng phụ trách Đội trường phổ thông dân tộc bán trú cấp trung học cơ sở (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú cấp trung học cơ sở được cử làm Tổng phụ trách Đội được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 27/2017/TT-BGDĐT quy định về tiêu chuẩn của giáo viên làm Tổng phụ trách Đội như sau:
Tiêu chuẩn của giáo viên làm Tổng phụ trách Đội
1. Giáo viên được chọn để cử làm Tổng phụ trách Đội phải bảo đảm các tiêu chuẩn sau:
a) Đáp ứng đủ tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên theo hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên đang giữ (tiêu chuẩn đối với giáo viên tiểu học quy định tại Thông tư liên tịch số 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16 tháng 9 năm 2015 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học công lập; tiêu chuẩn đối với giáo viên trung học cơ sở quy định tại Thông tư liên tịch số 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16 tháng 9 năm 2015 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở công lập).
b) Đã được đào tạo nghiệp vụ công tác Đội cùng chuyên ngành giảng dạy hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác Đội.
c) Có năng lực phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường để tổ chức các hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi.
2. Ưu tiên chọn giáo viên có khả năng về âm nhạc, mỹ thuật, thể dục thể thao, thuyết trình, tổ chức sự kiện, truyền thông để giúp nhà trường tổ chức tốt các hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi.
Theo đó, giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú cấp trung học cơ sở được cử làm Tổng phụ trách Đội phải bảo đảm các tiêu chuẩn cụ thể nêu trên.
Giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú cấp trung học cơ sở được cử làm Tổng phụ trách Đội được hưởng các chế độ gì?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục III Thông tư liên tịch 23/TTLN năm 1996 quy định như sau:
CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - TỔNG PHỤ TRÁCH ĐỘI
1. Chế độ chính sách:
Giáo viên được cử làm Tổng phụ trách Đội trong trường phổ thông (bao gồm cả tổng phụ trách chuyên trách và bán chuyên trách) được hưởng các chế độ sau:
1.1. Hưởng phụ cấp trách nhiệm theo hệ số với các mức sau đây:
- Giáo viên tổng phụ trách Đội ở trường hạng I hưởng phụ cấp trách nhiệm hệ số là 0,30 lương tối thiểu.
- Giáo viên tổng phụ trách Đội ở trường hạng II hưởng phụ cấp trách nhiệm hệ số là 0,20 lương tối thiểu.
- Giáo viên tổng phụ trách Đội ở trường hạng III hưởng phụ cấp trách nhiệm hệ số là 0,10 lương tối thiểu.
Khi thôi không làm tổng phụ trách thì không được hưởng khoản phụ cấp này.
Việc xác định hạng trường để tính phụ cấp trách nhiệm cho chức danh giáo viên - Tổng phụ trách Đội căn cứ vào mục I của Thông tư số 10/GD-ĐT ngày 29-7-1994 của Bộ Giáo dục và đào tạo đã hướng dẫn.
1.2. Xếp lương giáo viên và hưởng các khoản phụ cấp, các chế độ khác như giáo viên (nghỉ phép, nghỉ hè, đi học tập bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, trang cấp văn phòng phẩm ...).
1.3. Hưởng chế độ khen thưởng như giáo viên và các danh hiệu đã thống nhất giữa Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Bộ Giáo dục và đào tạo.
- Tổng phụ trách Đội giỏi các cấp ngang với giáo viên giỏi cùng cấp được xét tặng huy chương Nhà giáo, huy chương Vì thế hệ trẻ và các huy chương khác của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
1.4. Ngoài những quy định trên, tuỳ điều kiện cụ thể của từng địa phương có thể xem xét giải quyết thêm một số chế độ chính sách khác tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên tổng phụ trách hoạt động tốt như hàng năm tổ chức cho đội ngũ tổng phụ trách đi tham quan học tập, trao đổi kinh nghiệm tiên tiến, tạo điều kiện vật chất để hoạt động...
Theo đó, giáo viên được cử làm Tổng phụ trách Đội trong trường phổ thông (bao gồm cả tổng phụ trách chuyên trách và bán chuyên trách) được hưởng các chế độ cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?