Biện pháp bảo đảm an toàn thị trường chứng khoán có bao gồm hoạt động giám sát an toàn thị trường chứng khoán hay không?
Giám sát an toàn thị trường chứng khoán được thực hiện nhằm mục đích gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 301 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định về giám sát an ninh, an toàn thị trường chứng khoán như sau:
Giám sát an ninh, an toàn thị trường chứng khoán
1. Giám sát an ninh, an toàn thị trường chứng khoán là hoạt động thu thập, phân tích thông tin nhằm xác định nguy cơ, rủi ro hệ thống đe dọa đến an ninh, an toàn của thị trường chứng khoán để đưa ra phương án, biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn thị trường chứng khoán.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên, giám sát an toàn thị trường chứng khoán được thực hiện nhằm xác định nguy cơ, rủi ro hệ thống đe dọa đến an toàn của thị trường chứng khoán để đưa ra phương án, biện pháp bảo đảm an toàn thị trường chứng khoán.
Biện pháp bảo đảm an toàn thị trường chứng khoán có bao gồm hoạt động giám sát an toàn thị trường chứng khoán hay không? (Hình từ Internet)
Biện pháp bảo đảm an toàn thị trường chứng khoán có bao gồm hoạt động giám sát an toàn thị trường chứng khoán hay không?
Căn cứ theo Điều 7 Luật Chứng khoán 2019 quy định về biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn thị trường chứng khoán như sau:
Biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn thị trường chứng khoán
1. Biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn thị trường chứng khoán bao gồm:
a) Giám sát an ninh, an toàn thị trường chứng khoán;
b) Ứng phó, khắc phục sự cố, sự kiện, biến động ảnh hưởng đến an toàn, ổn định và tính toàn vẹn của thị trường chứng khoán;
c) Tạm ngừng, đình chỉ giao dịch đối với một hoặc một số chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán;
d) Tạm ngừng, đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoặc khôi phục hoạt động giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con;
đ) Tạm ngừng, đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoặc khôi phục hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán chứng khoán của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
e) Cấm đảm nhiệm chức vụ tại công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam, công ty đầu tư chứng khoán có thời hạn hoặc vĩnh viễn, cấm thực hiện các hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán có thời hạn hoặc vĩnh viễn do thực hiện hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán;
g) Phong tỏa tài khoản chứng khoán, yêu cầu người có thẩm quyền phong tỏa tài khoản tiền có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
2. Chính phủ quy định chi tiết việc áp dụng các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn thị trường chứng khoán quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, biện pháp bảo đảm an toàn thị trường chứng khoán bao gồm hoạt động giám sát an toàn thị trường chứng khoán.
Các nguy cơ, rủi ro hệ thống trên thị trường chứng khoán gồm những tình huống nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 301 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Giám sát an ninh, an toàn thị trường chứng khoán
...
2. Các nguy cơ, rủi ro hệ thống là các tình huống sau hoặc khi có dấu hiệu cho thấy các tình huống sau có thể xảy ra:
a) Một công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán quy mô lớn hoặc một số công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán ngừng hoạt động hoặc giải thể, phá sản;
b) Khi xảy ra hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình hoạt động của thị trường hoặc khi có biến động đáng kể của một hoặc một số yếu tố sau ở quy mô toàn thị trường: tổng giá trị vốn hóa, tổng giá trị giao dịch/phiên, tổng giá trị vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trên thị trường chứng khoán, tổng giá trị cho vay giao dịch ký quỹ tại các công ty chứng khoán, tổng giá trị danh mục ủy thác đầu tư tại các công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán;
c) Có sự kiện ảnh hưởng tiêu cực đến việc vận hành một cách ổn định, trật tự, thông suốt của thị trường chứng khoán hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân ở quy mô toàn thị trường.
Như vậy, theo quy định nêu trên, các nguy cơ, rủi ro hệ thống trên thị trường chứng khoán là các tình huống sau hoặc khi có dấu hiệu cho thấy các tình huống sau có thể xảy ra:
(1) Một công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán quy mô lớn hoặc một số công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán ngừng hoạt động hoặc giải thể, phá sản;
(2) Khi xảy ra hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình hoạt động của thị trường hoặc khi có biến động đáng kể của một hoặc một số yếu tố sau ở quy mô toàn thị trường:
- Tổng giá trị vốn hóa,
- Tổng giá trị giao dịch/phiên,
- Tổng giá trị vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trên thị trường chứng khoán,
- Tổng giá trị cho vay giao dịch ký quỹ tại các công ty chứng khoán,
- Tổng giá trị danh mục ủy thác đầu tư tại các công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán;
(3) Có sự kiện ảnh hưởng tiêu cực đến việc vận hành một cách ổn định, trật tự, thông suốt của thị trường chứng khoán hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân ở quy mô toàn thị trường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?
- Thông tư 36/2024 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm các thông tin nào về dự án đầu tư xây dựng?
- Đu trend nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú có bị xử phạt hành chính không? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?