Biện pháp cầm giữ tài sản được áp dụng cho tất cả các loại hợp đồng đúng không? Bên cầm giữ có được sử dụng tài sản cầm giữ không?
Biện pháp cầm giữ tài sản được áp dụng cho tất cả các loại hợp đồng đúng không?
Biện pháp cầm giữ tài sản được áp dụng cho tất cả các loại hợp đồng? (Hình từ internet)
Căn cứ theo quy định tại Điều 292 Bộ luật Dân sự 2015 về biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ như sau:
Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:
1. Cầm cố tài sản.
2. Thế chấp tài sản.
3. Đặt cọc.
4. Ký cược.
5. Ký quỹ.
6. Bảo lưu quyền sở hữu.
7. Bảo lãnh.
8. Tín chấp.
9. Cầm giữ tài sản.
Và căn cứ theo quy định tại Điều 346 Bộ luật Dân sự 2015 về cầm giữ tài sản như sau:
Cầm giữ tài sản
Cầm giữ tài sản là việc bên có quyền (sau đây gọi là bên cầm giữ) đang nắm giữ hợp pháp tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ được chiếm giữ tài sản trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
Theo đó, cầm giữ tài sản là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Cầm giữ tài sản là việc bên có quyền (sau đây gọi là bên cầm giữ) đang nắm giữ hợp pháp tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ được chiếm giữ tài sản trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
Do đó, biện pháp cầm giữ tài sản không được áp dụng cho tất cả các loại hợp đồng mà chỉ được áp dụng cho hợp đồng song vụ.
Quyền của bên cầm giữ được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 348 Bộ luật Dân sự 2015 về quyền của bên cầm giữ như sau:
Quyền của bên cầm giữ
1. Yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng song vụ.
2. Yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thanh toán chi phí cần thiết cho việc bảo quản, giữ gìn tài sản cầm giữ.
3. Được khai thác tài sản cầm giữ để thu hoa lợi, lợi tức nếu được bên có nghĩa vụ đồng ý.
Giá trị của việc khai thác tài sản cầm giữ được bù trừ vào giá trị nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ.
Và căn cứ theo quy định tại Điều 48 Nghị định 21/2021/NĐ-CP về việc thực hiện quyền của bên cầm giữ như như sau:
Thực hiện quyền cầm giữ
1. Bên cầm giữ chỉ được cầm giữ tài sản hoặc phần tài sản liên quan trực tiếp đến phần nghĩa vụ bị vi phạm. Trường hợp đối tượng của phần nghĩa vụ bị vi phạm bao gồm nhiều tài sản thì bên cầm giữ có quyền lựa chọn tài sản để cầm giữ.
2. Đối tượng của nghĩa vụ bị vi phạm là công việc để tạo ra sản phẩm thì bên cầm giữ chiếm giữ sản phẩm được tạo ra hoặc nguyên vật liệu để tạo ra sản phẩm. Trường hợp đối tượng của nghĩa vụ bị vi phạm là công việc không tạo ra sản phẩm thì bên cầm giữ chiếm giữ công cụ, phương tiện được bên có nghĩa vụ giao để thực hiện công việc.
3. Tài sản cầm giữ phát sinh hoa lợi không phải là kết quả của việc khai thác tài sản cầm giữ thì bên cầm giữ phải giao lại hoa lợi này cho bên có nghĩa vụ. Trường hợp bên cầm giữ đang quản lý hoa lợi mà đối tượng của nghĩa vụ đã được giao cho bên có nghĩa vụ trước thời điểm người này vi phạm nghĩa vụ thì bên cầm giữ chiếm giữ hoa lợi cho đến khi nghĩa vụ đối với bên cầm giữ đã được hoàn thành.
Theo đó quy định trên thì bên cầm giữ có các quyền sau:
- Yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng song vụ.
- Yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thanh toán chi phí cần thiết cho việc bảo quản, giữ gìn tài sản cầm giữ.
- Được khai thác tài sản cầm giữ để thu hoa lợi, lợi tức nếu được bên có nghĩa vụ đồng ý.
Tuy nhiên, việc thực hiện quyền của bên cầm giữ tài sản phải đảm bảo đúng với các quy định của pháp luật như bên cầm giữ chỉ được cầm giữ tài sản hoặc phần tài sản liên quan trực tiếp đến phần nghĩa vụ bị vi phạm. Trường hợp đối tượng của phần nghĩa vụ bị vi phạm bao gồm nhiều tài sản thì bên cầm giữ có quyền lựa chọn tài sản để cầm giữ.
Bên cầm giữ có được sử dụng tài sản cầm giữ không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 349 Bộ luật Dân sự 2015 về nghĩa vụ của bên cầm giữ như sau:
Nghĩa vụ của bên cầm giữ
1. Giữ gìn, bảo quản tài sản cầm giữ.
2. Không được thay đổi tình trạng của tài sản cầm giữ.
3. Không được chuyển giao, sử dụng tài sản cầm giữ nếu không có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ.
4. Giao lại tài sản cầm giữ khi nghĩa vụ đã được thực hiện.
5. Bồi thường thiệt hại nếu làm mất hoặc hư hỏng tài sản cầm giữ.
Theo đó, bên cầm giữ có nghĩa vụ giữ gìn, bảo quản tài sản cầm giữ, không được thay đổi tình trạng của tài sản cầm giữ. Không được chuyển giao, sử dụng tài sản cầm giữ nếu không có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ. Giao lại tài sản cầm giữ khi nghĩa vụ đã được thực hiện. Bồi thường thiệt hại nếu làm mất hoặc hư hỏng tài sản cầm giữ.
Như vậy, bên cầm giữ vẫn có thể sử dụng tài sản cầm giữ nếu được bên có nghĩa vụ đồng ý.
Việc cầm giữ tài sản có thể chấm dứt trong trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 350 Bộ luật Dân sự 2015 về các trường hợp chấm dứt cầm giữ như sau:
Chấm dứt cầm giữ
Cầm giữ tài sản chấm dứt trong trường hợp sau đây:
1. Bên cầm giữ không còn chiếm giữ tài sản trên thực tế.
2. Các bên thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm khác để thay thế cho cầm giữ.
3. Nghĩa vụ đã được thực hiện xong.
4. Tài sản cầm giữ không còn.
5. Theo thỏa thuận của các bên.
Theo đó, cầm giữ tài sản chấm dứt khi có một trong các trường hợp sau:
+ Bên cầm giữ không còn chiếm giữ tài sản trên thực tế.
+ Các bên thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm khác để thay thế cho cầm giữ.
+ Nghĩa vụ đã được thực hiện xong.
+ Tài sản cầm giữ không còn.
+ Theo thỏa thuận của các bên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm các thông tin nào về dự án đầu tư xây dựng?
- Đu trend nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú có bị xử phạt hành chính không? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- Công trình xây dựng là gì? Xây dựng công trình không tuân thủ tiêu chuẩn là hành vi vi phạm pháp luật trong xây dựng?
- Điều lệ Đảng là gì? 06 nội dung cơ bản của nguyên tắc tập trung dân chủ tại Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam?