Biện pháp góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư được thực hiện đối với những ai?
- Biện pháp góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư được thực hiện đối với những ai?
- Thành phần tham gia góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư gồm những ai?
- Nội dung góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư gồm những gì?
Biện pháp góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư được thực hiện đối với những ai?
Biện pháp góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư được quy định tại khoản 1 Điều 32 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 như sau:
Góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư
1. Biện pháp góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư được thực hiện đối với người từ đủ 18 tuổi trở lên trong các trường hợp sau đây:
a) Có hành vi bạo lực gia đình từ 02 lần trở lên trong thời gian 12 tháng mà chưa đến mức bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
b) Có hành vi bạo lực gia đình đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà tiếp tục có hành vi bạo lực gia đình.
2. Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố chủ trì, phối hợp với Trưởng Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư tổ chức việc góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư. Thành phần tham gia góp ý, phê bình bao gồm:
a) Người có hành vi bạo lực gia đình;
b) Đại diện gia đình;
c) Đại diện Công an xã;
d) Đại diện tổ chức chính trị - xã hội cấp xã nơi người có hành vi bạo lực gia đình hoặc người bị bạo lực gia đình cư trú là thành viên;
...
Như vậy, theo quy định, biện pháp góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư được thực hiện đối với người từ đủ 18 tuổi trở lên trong các trường hợp sau đây:
(1) Có hành vi bạo lực gia đình từ 02 lần trở lên trong thời gian 12 tháng mà chưa đến mức bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
(2) Có hành vi bạo lực gia đình đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà tiếp tục có hành vi bạo lực gia đình.
Biện pháp góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư được thực hiện đối với những ai? (Hình từ Internet)
Thành phần tham gia góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư gồm những ai?
Thành phần tham gia góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình được quy định tại khoản 3 Điều 32 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 như sau:
Góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư
...
2. Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố chủ trì, phối hợp với Trưởng Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư tổ chức việc góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư. Thành phần tham gia góp ý, phê bình bao gồm:
a) Người có hành vi bạo lực gia đình;
b) Đại diện gia đình;
c) Đại diện Công an xã;
d) Đại diện tổ chức chính trị - xã hội cấp xã nơi người có hành vi bạo lực gia đình hoặc người bị bạo lực gia đình cư trú là thành viên;
đ) Thành phần khác do Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố mời.
3. Nội dung góp ý, phê bình bao gồm:
a) Góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình;
b) Cung cấp các quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình;
...
Như vậy, theo quy định, thành phần tham gia góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư bao gồm:
(1) Người có hành vi bạo lực gia đình;
(2) Đại diện gia đình;
(3) Đại diện Công an xã;
(4) Đại diện tổ chức chính trị - xã hội cấp xã nơi người có hành vi bạo lực gia đình hoặc người bị bạo lực gia đình cư trú là thành viên;
(5) Thành phần khác do Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố mời.
Nội dung góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư gồm những gì?
Nội dung góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình được quy định tại khoản 3 Điều 32 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 như sau:
Góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư
...
3. Nội dung góp ý, phê bình bao gồm:
a) Góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình;
b) Cung cấp các quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình;
c) Yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình cam kết không tái diễn hành vi bạo lực gia đình.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người có hành vi bạo lực gia đình cư trú quyết định và tổ chức thực hiện biện pháp góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư trên cơ sở đề xuất của người được phân công xử lý hành vi bạo lực gia đình.
5. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người có hành vi bạo lực gia đình cư trú có trách nhiệm tạo điều kiện cho Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố tổ chức việc góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư.
6. Trường hợp người có hành vi bạo lực gia đình quy định tại khoản 1 Điều này tự nguyện thực hiện công việc phục vụ cộng đồng quy định tại Điều 33 của Luật này thì không áp dụng biện pháp góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư.
Như vậy, theo quy định, nội dung góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư gồm có:
(1) Góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình;
(2) Cung cấp các quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình;
(3) Yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình cam kết không tái diễn hành vi bạo lực gia đình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tai nạn giao thông là gì? Mẫu bản tường trình tai nạn giao thông đường bộ mới nhất hiện nay? Tải mẫu?
- Mã QR là gì? Mức phạt hành chính tội đánh tráo mã QR để chiếm đoạt tiền của người khác là bao nhiêu?
- Cán bộ công chức có phải thực hiện kê khai tài sản, tài khoản ở nước ngoài của vợ/chồng hay không?
- Được ủy quyền lại hợp đồng ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai hay không theo quy định pháp luật?
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?