Biện pháp ngăn chặn để bảo đảm cho việc xem xét yêu cầu dẫn độ bị hủy bỏ trong trường hợp nào?
- Quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn để bảo đảm cho việc xem xét yêu cầu dẫn độ do cơ quan nào ban hành?
- Nguyên tắc phối hợp áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt giữa Việt Nam và nước có yêu cầu dẫn độ được quy định thế nào?
- Biện pháp ngăn chặn để bảo đảm cho việc xem xét yêu cầu dẫn độ bị hủy bỏ trong trường hợp nào?
Quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn để bảo đảm cho việc xem xét yêu cầu dẫn độ do cơ quan nào ban hành?
Biện pháp ngăn chặn để bảo đảm cho việc xem xét yêu cầu dẫn độ bị hủy bỏ trong trường hợp nào? (hình từ Internet)
Căn cứ Điều 502 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Các biện pháp ngăn chặn, căn cứ và thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn
1. Các biện pháp ngăn chặn để bảo đảm cho việc xem xét yêu cầu dẫn độ hoặc thi hành quyết định dẫn độ gồm bắt, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, đặt tiền để bảo đảm, tạm hoãn xuất cảnh.
2. Biện pháp ngăn chặn chỉ được áp dụng đối với người bị xem xét yêu cầu dẫn độ hoặc bị dẫn độ khi có đủ các điều kiện:
a) Tòa án đã có quyết định xem xét yêu cầu dẫn độ đối với người đó hoặc quyết định dẫn độ đối với người đó đã có hiệu lực pháp luật;
b) Có căn cứ cho rằng người bị yêu cầu dẫn độ bỏ trốn hoặc gây khó khăn, cản trở việc xem xét yêu cầu dẫn độ hoặc thi hành quyết định dẫn độ.
3. Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao quyết định việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn quy định tại khoản 1 Điều này. Thẩm phán chủ tọa phiên họp xem xét yêu cầu dẫn độ có quyền quyết định việc áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, biện pháp đặt tiền để bảo đảm sự có mặt của người bị yêu cầu dẫn độ tại phiên họp.
Theo đó, thẩm quyền ra quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn để bảo đảm cho việc xem xét yêu cầu dẫn độ được quy định như sau:
- Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao quyết định việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn quy định tại khoản 1 Điều 502 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
- Thẩm phán chủ tọa phiên họp xem xét yêu cầu dẫn độ có quyền quyết định việc áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, biện pháp đặt tiền để bảo đảm sự có mặt của người bị yêu cầu dẫn độ tại phiên họp.
Nguyên tắc phối hợp áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt giữa Việt Nam và nước có yêu cầu dẫn độ được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 508 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Phối hợp điều tra, áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt
1. Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có thể hợp tác với cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài trong việc phối hợp điều tra hoặc áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt. Việc hợp tác phối hợp điều tra hoặc áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt được thực hiện trên cơ sở điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo thoả thuận trong từng vụ việc cụ thể giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài có liên quan.
2. Các hoạt động phối hợp điều tra thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thực hiện theo quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan.
Theo đó, nguyên tắc phối hợp áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt giữa Việt Nam và nước có yêu cầu dẫn độ được quy định như sau:
- Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có thể hợp tác với cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài trong việc phối hợp điều tra hoặc áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt.
- Việc hợp tác phối hợp điều tra hoặc áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt được thực hiện trên cơ sở điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo thoả thuận trong từng vụ việc cụ thể giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài có liên quan.
- Các hoạt động phối hợp điều tra thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành và quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan.
Biện pháp ngăn chặn để bảo đảm cho việc xem xét yêu cầu dẫn độ bị hủy bỏ trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 506 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn
1. Khi Tòa án có thẩm quyền quyết định từ chối dẫn độ hoặc hết thời hạn 15 ngày kể từ ngày quyết định thi hành quyết định dẫn độ có hiệu lực mà nước yêu cầu dẫn độ không tiếp nhận người bị dẫn độ thì mọi biện pháp ngăn chặn đã áp dụng đều phải được hủy bỏ.
2. Người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn quy định tại Điều 502 của Bộ luật này phải kịp thời hủy bỏ hoặc thay đổi biện pháp ngăn chặn do mình quyết định nếu xét thấy có vi phạm pháp luật hoặc không còn cần thiết.
Chiếu theo quy định này, biện pháp ngăn chặn để bảo đảm cho việc xem xét yêu cầu dẫn độ bị hủy bỏ trong trường hợp sau:
- Khi Tòa án có thẩm quyền quyết định từ chối dẫn độ hoặc hết thời hạn 15 ngày kể từ ngày quyết định thi hành quyết định dẫn độ có hiệu lực mà nước yêu cầu dẫn độ không tiếp nhận người bị dẫn độ thì mọi biện pháp ngăn chặn đã áp dụng đều phải được hủy bỏ.
- Xét thấy có vi phạm pháp luật hoặc không còn cần thiết thì người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn quy định tại Điều 502 của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 phải kịp thời ra quyết định hủy bỏ thay đổi biện pháp ngăn chặn do mình quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu sơ yếu lý lịch trích ngang công chức, viên chức thuộc Bộ Tài chính? Tải file word sơ yếu lý lịch trích ngang?
- Thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 khi nào? Huế là thành phố trực thuộc Trung ương từ năm 2025 đúng không?
- Diễn văn bế mạc kỷ niệm ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 tháng 12? Tải về mẫu diễn văn bế mạc?
- Nội dung của chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực hợp tác xã? Nguyên tắc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực?
- Hồ sơ kê khai tài sản thu nhập hằng năm của cán bộ công chức gồm mấy bản kê khai tài sản thu nhập? Cách kê khai theo Nghị định 130?