Biên phòng cửa khẩu cảng gồm các đơn vị nào? Biên phòng cửa khẩu cảng có trách nhiệm gì trong thực hiện thủ tục biên phòng?
Biên phòng cửa khẩu cảng gồm các đơn vị nào?
Căn cứ tại khoản 6 Điều 2 Nghị định 77/2017/NĐ-CP có quy định là biên phòng cửa khẩu cảng là các đơn vị trực thuộc Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, bao gồm Ban chỉ huy Biên phòng cửa khẩu cảng và đồn Biên phòng cửa khẩu cảng.
Biên phòng cửa khẩu cảng gồm các đơn vị nào? Biên phòng cửa khẩu cảng có trách nhiệm gì trong thực hiện thủ tục biên phòng? (Hình từ Internet)
Biên phòng cửa khẩu cảng có trách nhiệm gì trong thực hiện thủ tục biên phòng?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 77/2017/NĐ-CP có quy định như sau:
Trách nhiệm trong thực hiện thủ tục biên phòng
1. Trách nhiệm của Biên phòng cửa khẩu cảng
a) Thực hiện thủ tục biên phòng 24/24 giờ hằng ngày;
b) Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ và kiểm chứng theo quy định các loại giấy tờ do người làm thủ tục nộp và xuất trình;
c) Sau khi hoàn thành thủ tục biên phòng, Biên phòng cửa khẩu cảng phải trả lại giấy tờ do người làm thủ tục xuất trình, trừ trường hợp có quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm đối với giấy tờ đó theo quy định của pháp luật để đảm bảo việc xử lý vi phạm hoặc tạm giữ giấy tờ cho đến khi cá nhân, tổ chức vi phạm chấp hành xong quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền;
d) Tiếp nhận, giải quyết theo thẩm quyền được pháp luật quy định các đề nghị của người làm thủ tục.
2. Trách nhiệm của người làm thủ tục
a) Khai, nộp và xuất trình các loại giấy tờ theo quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan;
b) Thực hiện các quyết định và yêu cầu của Biên phòng cửa khẩu cảng theo quy định của pháp luật khi làm thủ tục biên phòng;
c) Trước, trong hoặc sau khi làm thủ tục biên phòng, nếu phát hiện người trốn trên tàu thuyền, thuyền trưởng phải áp dụng các biện pháp ngăn chặn cần thiết theo từng trường hợp và điều kiện cụ thể tiến hành lập hồ sơ, bảo vệ tài liệu, vật chứng, quản lý, giám sát chặt chẽ người trốn trên tàu thuyền, đồng thời thông báo ngay cho Biên phòng cửa khẩu cảng để phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý theo thẩm quyền.
Như vậy, theo quy định trên thì trong thực hiện thủ tục biên phòng thì Biên phòng cửa khẩu cảng có trách nhiệm sau:
- Thực hiện thủ tục biên phòng 24/24 giờ hằng ngày;
- Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ và kiểm chứng theo quy định các loại giấy tờ do người làm thủ tục nộp và xuất trình;
- Sau khi hoàn thành thủ tục biên phòng, Biên phòng cửa khẩu cảng phải trả lại giấy tờ do người làm thủ tục xuất trình, trừ trường hợp có quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm đối với giấy tờ đó theo quy định của pháp luật để đảm bảo việc xử lý vi phạm hoặc tạm giữ giấy tờ cho đến khi cá nhân, tổ chức vi phạm chấp hành xong quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền;
- Tiếp nhận, giải quyết theo thẩm quyền được pháp luật quy định các đề nghị của người làm thủ tục.
Thời điểm xác định hoàn thành thủ tục biên phòng theo cách thức thủ công là thời điểm nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 77/2017/NĐ-CP có quy định như sau:
Thời điểm hoàn thành thủ tục biên phòng
1. Đối với tàu thuyền
a) Thời điểm xác định hoàn thành thủ tục biên phòng theo cách thức điện tử là thời điểm người làm thủ tục nhận được xác nhận hoàn thành thủ tục biên phòng điện tử đối tàu thuyền nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, chuyển cảng;
b) Thời điểm xác định hoàn thành thủ tục biên phòng theo cách thức thủ công là thời điểm Biên phòng cửa khẩu cảng thực hiện kiểm chứng xong vào bản khai chung đối với tàu thuyền nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh; niêm phong hồ sơ chuyển cảng đối với tàu thuyền chuyển cảng đi; tiếp nhận, kiểm tra xong hồ sơ chuyển cảng đối với tàu thuyền chuyển cảng đến.
2. Đối với thuyền viên, hành khách
a) Thời điểm xác định hoàn thành thủ tục biên phòng đối với thuyền viên nước ngoài đi trên tàu thuyền thực hiện thủ tục biên phòng theo cách thức điện tử là thời điểm người làm thủ tục nhận được xác nhận hoàn thành thủ tục biên phòng điện tử đối tàu thuyền nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, chuyển cảng;
b) Thời điểm xác định hoàn thành thủ tục biên phòng đối với thuyền viên nước ngoài đi trên tàu thuyền thực hiện thủ tục biên phòng theo cách thức thủ công là thời điểm Biên phòng cửa khẩu cảng thực hiện kiểm chứng xong vào danh sách thuyền viên;
c) Thời điểm hoàn thành thủ tục biên phòng đối với thuyền viên Việt Nam và hành khách là thời điểm Biên phòng cửa khẩu cảng kiểm chứng xong vào hộ chiếu của thuyền viên, hành khách.
Như vậy, theo quy định trên thì thời điểm xác định hoàn thành thủ tục biên phòng theo cách thức thủ công là thời điểm Biên phòng cửa khẩu cảng thực hiện kiểm chứng xong vào bản khai chung đối với tàu thuyền nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh; niêm phong hồ sơ chuyển cảng đối với tàu thuyền chuyển cảng đi; tiếp nhận, kiểm tra xong hồ sơ chuyển cảng đối với tàu thuyền chuyển cảng đến.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?