Biển số nhà mặt phố được gắn tại vị trí nào của ngôi nhà? Chủ nhà có trách nhiệm nộp lệ phí gắn biển số nhà hay không?
Biển số nhà mặt phố được thiết kế màu gì?
Căn cứ Điều 13 Quy chế đánh số và gắn biển số nhà ban hành kèm theo Quyết định 05/2006/QĐ-BXD có quy định về các loại biển được sử dụng như sau:
"Điều 13. Các loại biển được sử dụng gồm 7 loại sau đây:
1. Biển số nhà mặt đường, phố;
2. Biển số nhà trong ngõ, nhà trong ngách;
3. Biển số căn hộ của nhà chung cư;
4. Biển tên nhóm nhà;
5. Biển tên ngôi nhà;
6. Biển số tầng nhà;
7. Biển số cầu thang."
Đồng thời, tại Điều 14 Quy chế đánh số và gắn biển số nhà ban hành kèm theo Quyết định 05/2006/QĐ-BXD có quy định cụ thể về cấu tạo các loại biển như sau:
"Điều 14. Cấu tạo các loại biển
1. Màu sắc và chất liệu của biển
a) Các loại biển nêu tại khoản 1, 2, 3, 6 và 7 Điều 13 của Quy chế này có nền màu xanh lam sẫm, chữ và số màu trắng, đường chỉ viền màu trắng; được làm bằng sắt tráng men hoặc nhôm lá dập, dày 1 mm;
b) Mầu sắc và chất liệu các loại biển nêu tại khoản 4 và 5 Điều 13 của Quy chế này do Sở Xây dựng quy định.
2. Kích thước của từng loại biển:
a) Biển số nhà mặt đường:
Biển có 1 hoặc 2 chữ số (chiều rộng x chiều cao): 200 mm x 150 mm;
Biển có 3 chữ số: 230 mm x 150 mm;
Biển có 4 chữ số: 260 mm x 150 mm;
b) Biển số nhà trong ngõ ngách, nhà trong ngách: kích thước do Sở Xây dựng quy định;
c) Biển số căn hộ (hoặc phòng):
Biển có 3 chữ số (chiều rộng x chiều cao): 170 mm x 100 mm;
Biển có 4 chữ số: 190 mm x 100 mm;
d) Biển tên nhóm nhà: kích thước do Sở Xây dựng quy định;
đ) Biển tên ngôi nhà (chiều rộng x chiều cao): 850 mm x 650 mm;
e) Biển số tầng (chiều rộng x chiều cao): 300 mm x 300 mm;
g) Biển số cầu thang (chiều rộng x chiều cao): 300 mm x 300 mm.
3. Cách ghi trên biển số:
a) Đối với các loại biển quy định tại điểm a, c, đ, e, g khoản 2 điều này thì ghi theo quy định tại Phụ lục 2 của Quy chế này;
b) Đối với các loại biển quy định tại điểm b, d khoản 2 điều này thì Sở Xây dựng quy định cách ghi bảo đảm nguyên tắc đơn giản, dễ tìm địa chỉ của nhà."
Như vậy, đối với biển số nhà của nhà mặt phố thì có nền màu xanh lam sẫm, chữ và số màu trắng, đường chỉ viền màu trắng; được làm bằng sắt tráng men hoặc nhôm lá dập, dày 1 mm.
Biển số nhà (Hình từ Internet)
Biển số nhà mặt phố được gắn tại vị trí nào của ngôi nhà?
Căn cứ Điều 10 Quy chế đánh số và gắn biển số nhà ban hành kèm theo Quyết định 05/2006/QĐ-BXD có quy định về việc gắn biển số nhà như sau:
"Điều 10. Gắn biển số nhà tại đường, phố, ngõ, ngách
1. Mỗi nhà mặt đường, nhà trong ngõ, trong ngách được gắn 1 biển số nhà. Trường hợp một nhà có nhiều cửa ra vào từ nhiều đường, phố, ngõ, ngách khác nhau thì biển số nhà được gắn ở cửa chính. Nếu nhà có cửa chính ở tại góc hai đường, phố, ngõ, ngách thì nhà đó được đánh số và gắn biển theo đường, phố, ngõ, ngách lớn hơn.
2. Biển số nhà được gắn tại cửa đi sát hè hoặc lòng đường, phía trên giữa cửa đi chính. Trường hợp nhà có hàng rào sát hè hoặc lòng đường thì biển số nhà được gắn tại cột trụ cổng chính, phía bên trái (theo chiều từ phía ngoài vào nhà) ở độ cao là hai mét (2m)."
Theo đó, nhà mặt phố sẽ được gắn 01 biển số nhà.
Trường hợp một nhà có nhiều cửa ra vào từ nhiều đường, phố, ngõ, ngách khác nhau thì biển số nhà được gắn ở cửa chính. Nếu nhà có cửa chính ở tại góc hai phố thì nhà đó được đánh số và gắn biển theo phố lớn hơn.
Biển số nhà được gắn tại cửa đi sát hè hoặc lòng đường, phía trên giữa cửa đi chính. Trường hợp nhà có hàng rào sát hè hoặc lòng đường thì biển số nhà được gắn tại cột trụ cổng chính, phía bên trái (theo chiều từ phía ngoài vào nhà) ở độ cao là hai mét (2m).
Chủ nhà có trách nhiệm nộp lệ phí gắn biển số nhà hay không?
Căn cứ Điều 20 Quy chế đánh số và gắn biển số nhà ban hành kèm theo Quyết định 05/2006/QĐ-BXD có quy định về kinh phí và mức thu lệ phí như sau:
"Điều 20. Kinh phí và mức thu lệ phí
1. Kinh phí để đánh số nhà; gắn biển tên ngõ, ngách sử dụng ngân sách địa phương. Kinh phí gắn biển số (bao gồm biển số nhà, biển số căn hộ; biển tên nhóm nhà, ngôi nhà; biển số tầng nhà, cầu thang) sử dụng từ nguồn thu lệ phí cấp biển số nhà.
2. Mức chi trực tiếp cho việc sản xuất và lắp đặt biển số nhà, căn hộ không quá mức quy định về lệ phí cấp biển số nhà; trường hợp phải gắn lại biển số nhà do bị hư hỏng, mất thì mức chi trực tiếp không quá 70% mức cấp mới.
3. Việc quản lý kinh phí đánh số và gắn biển số nhà, mức thu lệ phí cấp biển số nhà thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính."
Đồng thời, Điều 21 Quy chế đánh số và gắn biển số nhà ban hành kèm theo Quyết định 05/2006/QĐ-BXD cũng có quy định như sau:
"Điều 21. Chủ sở hữu nhà hoặc người đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm nộp lệ phí cấp biển số nhà. Trường hợp không xác định được chủ sở hữu thì người đang sử dụng có trách nhiệm nộp lệ phí cấp biển số nhà."
Như vậy, theo quy định trên, chủ nhà (hoặc người đại diện chủ sở hữu) là người có trách nhiệm nộp lệ phí cấp biển số nhà cho cơ quan có thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?