Biên tập viên hạng II cần đáp ứng các tiêu chuẩn về trình độ đào tạo bồi dưỡng và năng lực chuyên môn nghiệp vụ như thế nào?
Phân hạng và mã số chức danh Biên tập viên như thế nào?
Phân hạng và mã số chức danh Biên tập viên như thế nào? (Hình từ Internet)
Theo Điều 2 Thông tư liên tịch 11/2016/TTLT-BTTTT-BNV quy định về phân hạng và mã số chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Thông tin và Truyền thông như sau:
* Chức danh Biên tập viên
- Biên tập viên hạng I Mã số: V.11.01.01;
- Biên tập viên hạng II Mã số: V.11.01.02;
- Biên tập viên hạng III Mã số: V.11.01.03.
* Chức danh Phóng viên
- Phóng viên hạng I Mã số: V.11.02.04;
- Phóng viên hạng II Mã số: V.11.02.05;
- Phóng viên hạng III Mã số: V.11.02.0k6.
* Chức danh Biên dịch viên
- Biên dịch viên hạng I Mã số: V.11.03.07;
- Biên dịch viên hạng II Mã số: V.11.03.08;
- Biên dịch viên hạng III Mã số: V.11.03.09.
* Chức danh Đạo diễn truyền hình
- Đạo diễn truyền hình hạng I Mã số: V.11.04.10;
- Đạo diễn truyền hình hạng II Mã số: V.11.04.11;
- Đạo diễn truyền hình hạng III Mã số: V.11.04.12.
Theo đó, đối với chức danh Biên tập viên được phân thành ba hạng I, hạng II và hạng III. Biên tập viên hạng I với mã số: V.11.01.01; Biên tập viên hạng II với mã số: V.11.01.02; Biên tập viên hạng III với mã số: V.11.01.03.
Nhiệm vụ của Biên tập viên hạng II là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch 11/2016/TTLT-BTTTT-BNV quy định về nhiệm vụ của Biên tập viên hạng như sau:
"Điều 5. Biên tập viên hạng II – Mã số: V.11.01.02
1. Nhiệm vụ:
a) Nhiệm vụ trong lĩnh vực báo chí:
- Khai thác, chủ trì tổ chức khai thác các nguồn tư liệu, tài liệu, tin, bài, đề tài, kịch bản, tác phẩm văn học theo phương hướng, kế hoạch và yêu cầu của đơn vị;
- Nhận xét, tuyển chọn, biên tập nhằm nâng cao chất lượng tư tưởng, nghệ thuật, khoa học; chịu trách nhiệm về nội dung bản thảo;
- Viết và tổ chức viết tin, bài, lời nói đầu, lời tựa, bài phê bình, giới thiệu chuyên Mục do mình phụ trách;
- Thuyết minh về chủ đề tư tưởng, chỉ dẫn các yêu cầu trình bày kỹ thuật, mỹ thuật; theo dõi quá trình dàn dựng, sản xuất;
- Viết nội dung tuyên truyền, quảng bá, quảng cáo, tập hợp, phân tích ý kiến, dư luận của người xem, người đọc, người nghe, người phê bình về nội dung và hình thức các tác phẩm, bài viết thuộc lĩnh vực được phân công, đề xuất biện pháp xử lý;
- Chủ trì tổ chức đội ngũ cộng tác viên, tạo Điều kiện để tác giả hoàn thành bản thảo;
- Tổng kết chuyên môn nghiệp vụ; tham gia chuẩn bị nội dung các hội thảo nghiệp vụ chuyên ngành ở trong và ngoài nước;
- Hướng dẫn nghiệp vụ cho biên tập viên hạng dưới.
b) Nhiệm vụ trong lĩnh vực xuất bản:
- Xây dựng chiến lược, kế hoạch khai thác, tổ chức đề tài bản thảo theo định hướng của nhà xuất bản (ngắn hạn, trung hạn);
- Lựa chọn, khai thác đề tài và biên tập nội dung xuất bản phẩm đạt chất lượng; chịu trách nhiệm về nội dung bản thảo thuộc lĩnh vực được phân công;
- Xây dựng và triển khai đúng tiến độ kế hoạch bản thảo, hoàn thành định mức được giao, đảm bảo chất lượng nội dung xuất bản phẩm;
- Tham gia tổ chức biên tập bản thảo theo nhóm (bao gồm cả biên tập nội dung, kỹ - mỹ thuật);
- Phát triển mạng lưới tác giả và cộng tác viên của nhà xuất bản;
- Hướng dẫn biên tập viên về công tác biên tập."
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo bồi dưỡng và năng lực chuyên môn nghiệp vụ đối với Biên tập viên hạng II cần đáp ứng những gì?
Tại khoản 2, khoản 3 Điều 5 Thông tư liên tịch 11/2016/TTLT-BTTTT-BNV quy định cụ thể như sau:
* Về tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
- Có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành báo chí, xuất bản trở lên. Trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học khác chuyên ngành báo chí, xuất bản thì phải qua lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ báo chí, xuất bản từ 08 tuần trở lên
- Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư 03/2014/TT-BTTTT
- Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 (B1) theo quy định tại Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT
- Có bằng tốt nghiệp Trung cấp lý luận chính trị trở lên
- Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh Biên tập viên hạng II.
* Về tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
- Nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực chuyên ngành; những thành tựu mới, các sự kiện quan trọng của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội
- Thành thạo về nghiệp vụ chuyên ngành; về các loại hình văn hóa, nghệ thuật; về xã hội học và vận dụng có hiệu quả vào việc biên tập;
- Đã chủ trì biên tập ít nhất 02 (hai) tác phẩm được Hội đồng nghệ thuật, khoa học chuyên ngành thừa nhận hoặc đạt giải thưởng; hoặc tham gia viết chuyên đề trong ít nhất 01 (một) công trình lý luận, nghiên cứu lý luận về khoa học nghiệp vụ chuyên ngành (cấp Bộ hoặc tương đương).
Như vậy, trên đây là các nhiệm vụ, tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và trình độ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đối với Biên tập viên hạng II.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi xảy ra sự kiện gì công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường? Nội dung công bố thông tin định kỳ là gì?
- 15 thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú của công dân theo Nghị định 154/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?
- Lời chúc ngày truyền thống của Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 12 2024? Lời chúc kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội CCB Việt Nam?
- Khẩu hiệu Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam 2024 ý nghĩa? Khẩu hiệu tuyên truyền kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Hội CCB Việt Nam 2024?
- 04 báo cáo lao động doanh nghiệp phải nộp trước khi kết thúc năm? Mẫu báo cáo lao động mới nhất?