Biển tên của Ủy ban nhân dân các cấp phải đáp ứng đủ các yếu tố gì? Và phải đảm bảo có màu sắc thế nào đúng với quy định pháp luật?
- Biển tên của Ủy ban nhân dân các cấp phải có đủ các yếu tố gì?
- Biển tên của Ủy ban nhân dân các cấp phải đảm bảo có màu sắc thế nào đúng với quy định pháp luật?
- Mẫu màu sắc biển tên của Ủy ban nhân dân các cấp gồm những nội dung nào?
- Ủy ban nhân dân các cấp các trách nhiệm thế nào về biển tên cơ quan?
Biển tên của Ủy ban nhân dân các cấp phải có đủ các yếu tố gì?
Căn cứ theo Mục II Thông tư 05/2008/TT-BNV quy định về nội dung biển tên cơ quan hành chính nhà nước có quy định như sau:
* Đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Tên cơ quan: thể hiện bằng tiếng Việt và tiếng Anh.
- Địa chỉ cơ quan bao gồm các yếu tố sau: số nhà, tên đường phố, tên quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và cách nhau bằng dấu phẩy (,).
* Đối với Ủy ban nhân dân cấp huyện
- Tên cơ quan: thể hiện bằng tiếng Việt và tiếng Anh.
- Địa chỉ cơ quan bao gồm các yếu tố sau: số nhà, tên đường phố, tên xã, phường, thị trấn và cách nhau bằng dấu phẩy (,).
* Đối với Ủy ban nhân dân cấp xã
- Tên cơ quan: thể hiện bằng tiếng Việt và tiếng Anh.
- Địa chỉ cơ quan bao gồm các yếu tố sau: số nhà, tên đường phố và cách nhau bằng dấu phẩy (,).
Biển tên của Ủy ban nhân dân các cấp (hình từ Internet)
Biển tên của Ủy ban nhân dân các cấp phải đảm bảo có màu sắc thế nào đúng với quy định pháp luật?
Theo Mục III Thông tư 05/2008/TT-BNV quy định thì:
CHẤT LIỆU, KÍCH THƯỚC, MÀU SẮC VÀ VỊ TRÍ GẮN BIỂN TÊN CƠ QUAN
1. Chất liệu của biển được thiết kế bằng chất liệu bền, chắc, phù hợp với điều kiện môi trường của mỗi địa phương và tổng thể cảnh quan chung của trụ sở cơ quan bảo đảm tính trang nghiêm của các cơ quan hành chính nhà nước.
2. Kích thước biển tên cơ quan được thiết kế hài hoà với kích thước cổng chính cơ quan ngắn biển, nhưng không nhỏ hơn kích thước sau:
- Chiều rộng: 450 mm
- Chiều cao: 350 mm
3. Màu sắc biển tên cơ quan
Nền biển và chữ thể hiện trên biển tên cơ quan được sử dụng 2 màu khác nhau, phải đảm bảo sự tương quan, hài hoà về màu sắc, bền đẹp và rõ. Cụ thể gồm có các tổ hợp màu sắc (có phụ lục kèm theo) như sau:
- Biển đồng (màu vàng), chữ màu đỏ;
- Biển Inox (màu trắng), chữ màu đỏ;
- Biển bằng chất liệu đá:
+ Nền màu ghi, chữ màu đỏ;
+ Nền màu đỏ, chữ màu vàng hoặc Inox (màu trắng).
4. Vị trí gắn biển tên cơ quan
Biển tên cơ quan được gắn tại cổng chính, phải đảm bảo tính trang nghiêm và phù hợp với kiến trúc của công trình.
Theo đó, về màu sắc của Ủy ban nhân dân các cấp phải đáp ứng các quy định như sau:
- Nền biển và chữ thể hiện trên biển tên cơ quan được sử dụng 2 màu khác nhau phải đảm bảo sự tương quan, hài hoà về màu sắc, bền đẹp và rõ. Cụ thể gồm có các tổ hợp màu sắc (có phụ lục kèm theo) như sau:
- Biển đồng (màu vàng), chữ màu đỏ;
- Biển Inox (màu trắng), chữ màu đỏ;
- Biển bằng chất liệu đá:
+ Nền màu ghi, chữ màu đỏ;
+ Nền màu đỏ, chữ màu vàng hoặc Inox (màu trắng).
Mẫu màu sắc biển tên của Ủy ban nhân dân các cấp gồm những nội dung nào?
Theo Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 05/2008/TT-BNV có quy định như sau:
Như vậy, mẫu biển tên gồm các nội dung sau đây:
- Biển đồng (màu vàng), chữ màu đỏ
Tên cơ quan (tiếng Việt)
Tên cơ quan (tiếng Anh)
Địa chỉ cơ quan
- Biển inox (màu trắng), chữ màu đỏ
Tên cơ quan (tiếng Việt)
Tên cơ quan (tiếng Anh)
Địa chỉ cơ quan
- Biển bằng chất liệu đá: nền màu ghi, chữ màu đỏ
Tên cơ quan (tiếng Việt)
Tên cơ quan (tiếng Anh)
Địa chỉ cơ quan
- Biển bằng chất liệu đá: nền màu đỏ, chữ màu vàng
- Biển bằng chất liệu đá: nền màu đỏ, chữ inox (màu trắng).
Ủy ban nhân dân các cấp các trách nhiệm thế nào về biển tên cơ quan?
Theo Mục IV Thông tư 05/2008/TT-BNV quy định về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp như sau:
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm đôn đốc, chỉ đạo, kiểm tra các cơ quan hành chính nhà nước thuộc phạm vi quản lý của mình thực hiện việc thể hiện biển tên cơ quan theo quy định tại Thông tư này.
3. Người đứng đầu các cơ quan nêu tại khoản 1 Mục I của Thông tư này, căn cứ vào các nội dung hướng dẫn của Thông tư, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện gắn biển tên cơ quan và giữ gìn bảo vệ biển tên cơ quan theo quy định của pháp luật.
4. Trong quá trình thực hiện thông tư này nếu có vấn đề gì phát sinh, khó khăn, vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Nội vụ để hướng dẫn hoặc sửa đổi, bổ sung cần thiết./.
Theo đó, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm đôn đốc, chỉ đạo, kiểm tra các cơ quan hành chính nhà nước thuộc phạm vi quản lý của mình thực hiện việc thể hiện biển tên cơ quan theo quy định tại Thông tư 05/2008/TT-BNV.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thế hệ Beta là gì? Năm khởi đầu của Thế hệ Beta là năm nào? Sinh vào năm khởi đầu của Thế hệ Beta là người thành niên năm bao nhiêu?
- Cột cần vươn là gì? Giá long môn, cột cần vươn trên đường cao tốc có bố trí biển chỉ dẫn với mục đích gì?
- Thực tiễn trong triết học là gì? Ví dụ về thực tiễn trong triết học? Nhiệm vụ của sinh viên khi học môn triết học?
- Tổng hợp mẫu đơn xin nghỉ việc dành cho công nhân, người lao động mới nhất hiện nay? Trường hợp không cần làm đơn xin nghỉ việc?
- Mẫu Chương trình theo Nghị định 30? Cách ghi Mẫu Chương trình theo Nghị định 30? Tải về Mẫu Chương trình?