Biệt phái công chức thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo tối đa bao lâu để thực hiện công việc chỉ cần giải quyết trong một thời gian nhất định?
- Để thực hiện công việc chỉ cần giải quyết trong một thời gian nhất định có thực hiện biệt phái công chức thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo không?
- Ai có thẩm quyền quyết định biệt phái công chức tại các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo?
- Công chức thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo được biệt phái tối đa bao lâu để thực hiện công việc chỉ cần giải quyết trong một thời gian nhất định?
- Sau khi được đồng ý về chủ trương thực hiện, đơn vị có nhu cầu tiếp nhận công chức thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo phải làm gì?
Để thực hiện công việc chỉ cần giải quyết trong một thời gian nhất định có thực hiện biệt phái công chức thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo không?
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 22 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ, thôi giữ chức vụ, từ chức, miễn nhiệm, điều động, biệt phái, luân chuyển công chức, viên chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo (sau đây gọi là Quy chế) ban hành kèm theo Quyết định 2055/QĐ-BGDĐT năm 2021 quy định như sau:
Các trường hợp biệt phái
1. Việc biệt phái CCVC được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Theo nhiệm vụ đột xuất, cấp bách.
b) Để thực hiện công việc chỉ cần giải quyết trong một thời gian nhất định.
2. Không thực hiện việc biệt phái CCVC trong các trường hợp sau:
a) Đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử.
b) Đang trong thời gian thực hiện chế độ tập sự.
c) Là người tố cáo được bảo vệ theo quy định tại Thông tư 03/2020/TT-BNV ngày 21/7/2020 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, biện pháp bảo vệ vị trí công tác của người tố cáo là cán bộ, CCVC.
d) Các trường hợp khác theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Theo đó, việc biệt phái công chức được thực hiện trong các trường hợp sau:
- Theo nhiệm vụ đột xuất, cấp bách.
- Để thực hiện công việc chỉ cần giải quyết trong một thời gian nhất định.
Như vậy, để thực hiện công việc chỉ cần giải quyết trong một thời gian nhất định thì có thể biệt phái công chức thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Cần lưu ý những trường hợp không thực hiện việc biệt phái được quy định cụ thể tại khoản 2 nêu trên.
Biệt phái công chức thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền quyết định biệt phái công chức tại các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 23 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 2055/QĐ-BGDĐT năm 2021 quy định như sau:
Thẩm quyền biệt phái
1. Bộ trưởng quyết định biệt phái đối với công chức đang làm việc tại các đơn vị được quy định tại Điều 1 của Quy chế này đến làm việc tại các đơn vị có nhu cầu tiếp nhận biệt phái.
2. Bộ trưởng quyết định tiếp nhận biệt phái viên chức của các cơ sở giáo dục đại học tới làm việc tại các Vụ, Cục, Thanh tra, Văn phòng Bộ GDĐT, Văn phòng Hội đồng Quốc gia giáo dục và Phát triển nhân lực, Ban Quản lý các dự án.
3. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định việc biệt phái viên chức thuộc thẩm quyền quản lý đến làm việc tại các đơn vị có nhu cầu tiếp nhận biệt phái.
Theo đó, Bộ trưởng quyết định biệt phái đối với công chức đang làm việc tại các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Văn phòng Ban cán sự đảng Bộ GDĐT (Văn phòng Ban cán sự đảng), Văn phòng Đảng - Đoàn thể, Văn phòng Hội đồng Giáo sư nhà nước, Văn phòng Hội đồng Quốc gia giáo dục và Phát triển nhân lực và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ GDĐT không bao gồm các cơ sở giáo dục đại học và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục, Văn phòng đến làm việc tại các đơn vị có nhu cầu tiếp nhận biệt phái.
Công chức thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo được biệt phái tối đa bao lâu để thực hiện công việc chỉ cần giải quyết trong một thời gian nhất định?
Căn cứ theo Điều 24 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 2055/QĐ-BGDĐT năm 2021 quy định về thời hạn biệt phái như sau:
Thời hạn biệt phái
Thời hạn biệt phái CCVC không quá 03 năm. Đối với một số công việc đặc thù, thời hạn biệt phái thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Theo đó, thời hạn biệt phái công chức không quá 03 năm. Đối với một số công việc đặc thù, thời hạn biệt phái thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành
Sau khi được đồng ý về chủ trương thực hiện, đơn vị có nhu cầu tiếp nhận công chức thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo phải làm gì?
Căn cứ theo Điều 25 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 2055/QĐ-BGDĐT năm 2021 quy định về trình tự, thủ tục biệt phái như sau:
Trình tự, thủ tục biệt phái
1. Trình tự, thủ tục biệt phái CCVC:
a) Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ và năng lực, sở trường của công chức, viên chức, người đứng đầu đơn vị được quy định tại Điều 1 của Quy chế này trình Bộ trưởng nhu cầu tiếp nhận CCVC biệt phái (danh sách CCVC, nhiệm vụ cụ thể, thời hạn biệt phái).
b) Vụ Tổ chức cán bộ báo cáo Bộ trưởng xem xét, quyết định chủ trương thực hiện; thông báo ý kiến của Bộ trưởng.
c) Sau khi được Bộ trưởng đồng ý về chủ trương thực hiện, đơn vị có nhu cầu tiếp nhận CCVC biệt phái: (i) gặp gỡ công chức, viên chức nêu rõ mục đích, sự cần thiết của việc biệt phái để nghe công chức, viên chức đề xuất ý kiến; (ii) gửi văn bản và làm việc trực tiếp với người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu, người đứng đầu cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ của đơn vị nơi công chức (không áp dụng đối với cấp Vụ), viên chức đang công tác về chủ trương biệt phái và lấy ý kiến nhận xét, đánh giá CCVC.
d) Đơn vị có nhu cầu tiếp nhận CCVC biệt phái trình Bộ trưởng (qua Vụ Tổ chức cán bộ) xem xét, quyết định tiếp nhận biệt phái.
2. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quy định trình tự, thủ tục quyết định việc biệt phái viên chức thuộc thẩm quyền quản lý.
Trình tự, thủ tục biệt phái công chức thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện theo quy định cụ thể trên.
Theo đó, sau khi được Bộ trưởng đồng ý về chủ trương thực hiện, đơn vị có nhu cầu tiếp nhận công chức biệt phái phải:
- Gặp gỡ công chức nêu rõ mục đích, sự cần thiết của việc biệt phái để nghe công chức đề xuất ý kiến;
- Gửi văn bản và làm việc trực tiếp với người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu, người đứng đầu cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ của đơn vị nơi công chức (không áp dụng đối với cấp Vụ) đang công tác về chủ trương biệt phái và lấy ý kiến nhận xét, đánh giá công chức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?