Biểu mẫu Thống kê kết quả truy tố tội phạm về ma túy mới nhất? Có bao nhiêu tội phạm về ma túy theo quy định hiện nay?
- Biểu mẫu Thống kê kết quả truy tố tội phạm về ma túy hiện nay như thế nào?
- Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn gì khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố?
- Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân khi kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn truy tố tội phạm về ma túy như thế nào?
- Có bao nhiêu tội phạm về ma túy theo quy định hiện nay?
Biểu mẫu Thống kê kết quả truy tố tội phạm về ma túy hiện nay như thế nào?
Biểu mẫu Thống kê kết quả truy tố tội phạm về ma túy hiện nay thực hiện theo Biểu mẫu MT số 01 Ban hành kèm theo Quyết định 169/QĐ-VKSTC năm 2019 như sau:
Tải về biểu mẫu Thống kê kết quả truy tố tội phạm về ma túy mới nhất tại đây.
Tội phạm về ma túy (Hình từ Internet)
Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn gì khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố?
Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố được quy định tại Điều 16 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 như sau:
- Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam, các biện pháp khác hạn chế quyền con người, quyền công dân theo quy định của luật; yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can.
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu liên quan đến vụ án trong trường hợp cần thiết.
- Trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra nhằm kiểm tra, bổ sung tài liệu, chứng cứ để quyết định việc truy tố hoặc khi Tòa án yêu cầu điều tra bổ sung mà xét thấy không cần phải trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra.
- Quyết định khởi tố, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can trong trường hợp phát hiện vụ án còn có hành vi phạm tội, người phạm tội khác chưa được khởi tố, điều tra và trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra để điều tra bổ sung.
- Quyết định việc tách, nhập vụ án, chuyển vụ án để truy tố theo thẩm quyền, áp dụng thủ tục rút gọn, áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
- Quyết định gia hạn, không gia hạn thời hạn truy tố, thời hạn áp dụng các biện pháp ngăn chặn.
- Quyết định truy tố, không truy tố bị can.
- Quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án, bị can; quyết định phục hồi vụ án, bị can.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác để quyết định việc truy tố theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân khi kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn truy tố tội phạm về ma túy như thế nào?
Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân khi kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn truy tố được quy định tại Điều 17 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 dưới đây:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân khi kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn truy tố
1. Kiểm sát hoạt động tố tụng hình sự của người tham gia tố tụng; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý nghiêm minh người tham gia tố tụng vi phạm pháp luật.
2. Kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật.
3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểm sát hoạt động tư pháp theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
Như vậy, khi kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn truy tố tội phạm về ma túy, Viện kiểm sát nhân dân có các nhiệm vụ và quyền hạn nêu trên.
Có bao nhiêu tội phạm về ma túy theo quy định hiện nay?
Các tội phạm về ma túy được quy định tại chương XX Bộ luật Hình sự 2015 gồm các tội sau:
(1) Tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy quy định tại Điều 247 Bộ luật Hình sự 2015.
(2) Tội sản xuất trái phép chất ma túy quy định tại Điều 248 Bộ luật Hình sự 2015.
(3) Tội tàng trữ trái phép chất ma túy quy định tại Điều 249 Bộ luật Hình sự 2015.
(4) Tội vận chuyển trái phép chất ma túy quy định tại Điều 250 Bộ luật Hình sự 2015.
(5) Tội mua bán trái phép chất ma túy quy định tại Điều 251 Bộ luật Hình sự 2015.
(6) Tội chiếm đoạt chất ma túy quy định tại Điều 252 Bộ luật Hình sự 2015.
(7) Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy quy định tại Điều 253 Bộ luật Hình sự 2015.
(8) Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy quy định tại Điều 254 Bộ luật Hình sự 2015.
(9) Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy quy định tại Điều 255 Bộ luật Hình sự 2015.
(10) Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy quy định tại Điều 256 Bộ luật Hình sự 2015.
(11) Tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy quy định tại Điều 257 Bộ luật Hình sự 2015.
(12) Tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy quy định tại Điều 258 Bộ luật Hình sự 2015.
(13) Tội vi phạm quy định về quản lý chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần quy định tại Điều 259 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 71 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?