Biểu ngữ tại cổng chính dẫn vào khu vực lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương phải có tiêu đề gì theo quy định?
- Biểu ngữ tại cổng chính dẫn vào khu vực lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương phải có tiêu đề gì theo quy định?
- Trong phần hội của lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương cần chú trọng tổ chức các hoạt động văn hoá dân gian nào?
- Ban tổ chức lễ Giỗ Tổ Hùng Vương phải treo, đặt bảng phổ biến nội dung, biển hướng dẫn ở vị trí nào?
Biểu ngữ tại cổng chính dẫn vào khu vực lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương phải có tiêu đề gì theo quy định?
Đối chiếu với quy định tại Mục 2 Hướng dẫn 796/HD-BVHTTDL năm 2009 về nghi thức tưởng niệm các Vua Hùng trong ngày tổ chức giỗ tổ Hùng Vương (ngày 10-3 âm lịch) do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành:
Theo đó, biểu ngữ tại cổng chính dẫn vào khu vực lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương thống nhất chung tiêu đề "Giỗ Tổ Hùng Vương ngày 10 - 3 (âm lịch)".
Ngoài ra, trong việc trang trí đối với lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương cần lưu ý các vấn đề sau:
- Trên các tuyến đường chính dẫn đến khu vực tổ chức lễ treo các áp phích, cắm cờ hội và cờ trang trí.
- Tại vị trí trang trọng ở phía trước hoặc trung tâm khu vực tổ chức buổi lễ, treo Quốc kỳ và cờ hội .
Lưu về trang phục trong nghi thức tưởng niệm các Vua Hùng trong ngày tổ chức giỗ tổ Hùng Vương (ngày 10-3 âm lịch):
- Trên cơ sở mẫu trang phục lễ đã được Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) duyệt thống nhất sử dụng năm 2004.
- Chủ lễ mặc áo màu hồng tía để phân biệt với các đại biểu khác mặc trang phục lễ.
- Người phục vụ tại nơi làm lễ dâng hương mặc áo the khăn xếp có đeo phù hiệu Ban tổ chức lễ Giỗ Tổ Hùng Vương.
- Các đại biểu dự lễ:
+ Đại biểu nữ mặc áo dài truyền thống,
+ Đại biểu nam (không trong thành phần mặc trang phục lễ) mặc comple màu sẫm;
+ Các đại biểu là lực lượng vũ trang mặc trang phục đại lễ.
Đại biểu là người dân tộc mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình.
Biểu ngữ tại cổng chính dẫn vào khu vực lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương phải có tiêu đề gì theo quy định? (Hình từ Internet)
Trong phần hội của lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương cần chú trọng tổ chức các hoạt động văn hoá dân gian nào?
Dựa theo quy định tại Mục 3 Hướng dẫn 796/HD-BVHTTDL năm 2009 về nghi thức tưởng niệm các Vua Hùng trong ngày tổ chức giỗ tổ Hùng Vương (ngày 10-3 âm lịch) do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành:
Theo đó, trong phần hội của lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương cần chú trọng tổ chức các hoạt động văn hoá dân gian truyền thống đặc trưng,
Đồng thời, chú trọng khai thác các hoạt động dân gian, trò diễn và các hoạt động văn hoá truyền thống đặc trưng mang đậm bản sắc văn hoá của từng địa phương, vùng miền, khu vực.
Lưu ý số 1: Tuỳ thuộc vào không gian khu vực tổ chức lễ hội và điều kiện kinh phí và nhu cầu của nhân dân địa phương tổ chức một số chương trình hoạt động như:
- Biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp và nghệ thuật quần chúng,
- Tổ chức các hoạt động thể dục thể thao truyền thống và hiện đại,
- Tổ chức các hội thi, hội diễn, hội trại...
Lưu ý số 2: Các hoạt động văn hoá tham gia lễ hội phải được chuẩn bị chu đáo, nội dung chương trình hấp dẫn, văn minh lịch sự, lành mạnh có khả năng thu hút công chúng.
Kiên quyết loại bỏ việc bán hàng trong di tích, khuôn viên nơi tổ chức, lợi dụng lễ hội để kinh doanh không lành mạnh và các hoạt động mê tín dị đoan.
Ban tổ chức lễ Giỗ Tổ Hùng Vương phải treo, đặt bảng phổ biến nội dung, biển hướng dẫn ở vị trí nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 110/2018/NĐ-CP thì Ban tổ chức lễ Giỗ Tổ Hùng Vương phải treo, đặt bảng phổ biến nội dung, biển hướng dẫn ở vị trí phù hợp, thuận tiện cho việc tiếp nhận thông tin của người tham gia lễ hội.
Lưu ý: ngoài việc thực hiện nội dung công việc trên thì Ban tổ chức lễ Giỗ Tổ Hùng Vương còn phải có trách nhiệm:
- Ban hành, phổ biến quy chế làm việc và phân công trách nhiệm của các thành viên Ban tổ chức lễ hội; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội;
- Tuyên truyền, giới thiệu mục đích, ý nghĩa, giá trị của lễ hội trên hệ thống loa phát thanh, bảng, biển và các hình thức tuyên truyền khác; thông báo số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận thông tin phản ánh của người tham gia lễ hội;
- Xây dựng và triển khai phương án bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật;
- Quy định khu vực vui chơi giải trí và khu vực tổ chức các hoạt động dịch vụ, bảo đảm không lấn chiếm khuôn viên di tích.
- Yêu cầu người cung ứng dịch vụ, hàng hóa tại khu vực lễ hội phải:
+ Niêm yết công khai và bán đúng giá niêm yết; không chèo kéo và ép giá;
+ Không bày bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc;
+ Không bày bán động vật quý hiếm, các thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh theo quy định của pháp luật;
- Không bán vé, thu tiền tham dự lễ hội;
+ Hướng dẫn việc đặt tiền lễ đúng nơi quy định;
+ Quản lý và sử dụng nguồn thu từ hoạt động lễ hội hiệu quả, công khai, minh bạch, đúng mục đích.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?