Bình cổ có được xem là cổ vật nếu có tuổi đời trên 100 năm khi được khai quật hay không? Có phải nộp lại cho cơ quan nhà nước không?
Bình cổ có được xem là cổ vật nếu có tuổi đời trên 100 năm khi được khai quật hay không?
Căn cứ khoản 6 Điều 4 Luật Di sản văn hóa 2001 có quy định về cổ vật như sau:
"Điều 4
[...]
6. Cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hoá, khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên."
Theo đó, nếu bình cổ được khai quật bạn vừa đề cập đến được xác định là có tuổi đời trên 100 năm, đồng thời được cơ quan có thẩm quyền xác định là có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học thì được xem là bình cổ theo quy định của pháp luật.
Cổ vật sau khi phát hiện ra có phải giao nộp cho cơ quan nhà nước không?
Căn cứ Điều 41 Luật Di sản văn hóa 2001, được sửa đổi bởi khoản 20 Điều 1 Luật Di sản văn hóa sửa đổi 2009 có quy định như sau:
“Điều 41
1. Mọi di vật, cổ vật thu được trong quá trình thăm dò, khai quật khảo cổ hoặc do tổ chức, cá nhân phát hiện, giao nộp phải được tạm nhập vào bảo tàng cấp tỉnh nơi phát hiện. Bảo tàng cấp tỉnh có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý và báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
2. Căn cứ giá trị và yêu cầu bảo quản di vật, cổ vật quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định giao di vật, cổ vật đó cho bảo tàng công lập có chức năng thích hợp để bảo vệ và phát huy giá trị.
3. Tổ chức, cá nhân phát hiện, giao nộp di vật, cổ vật được bồi hoàn chi phí phát hiện, bảo quản và được thưởng một khoản tiền theo quy định của Chính phủ.”
Như vậy, cổ vật thu được trong quá trình khai quật khảo cổ sẽ phải tạm nhập vào bảo tàng cấp tỉnh nơi phát hiện. Bảo tàng cấp tỉnh có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý và báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Cổ vật thuộc sở hữu nhà nước (Nguồn ảnh: Internet)
Cổ vật thuộc sở hữu nhà nước sau khi được khai quật có thể đem ra nước ngoài trưng bày hay không?
Căn cứ Điều 43, Điều 44 Luật Di sản văn hóa 2001, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Luật Di sản văn hóa sửa đổi 2009 có quy định như sau:
"Điều 43
1. Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc sở hữu nhà nước, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội phải được quản lý trong các bảo tàng và không được mua bán, tặng cho; di vật, cổ vật thuộc các hình thức sở hữu khác được mua bán, trao đổi, tặng cho và để thừa kế ở trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật; bảo vật quốc gia thuộc các hình thức sở hữu khác chỉ được mua bán, trao đổi, tặng cho và để thừa kế ở trong nước theo quy định của pháp luật.
Việc mang di vật, cổ vật ra nước ngoài phải có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch.
2. Việc mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia được thực hiện theo giá thoả thuận hoặc tổ chức đấu giá. Nhà nước được ưu tiên mua di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia."
"Điều 44
Việc đưa di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài để trưng bày, triển lãm, nghiên cứu hoặc bảo quản phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
1. Có sự bảo hiểm từ phía tiếp nhận di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia;
2. Có quyết định của Thủ tướng Chính phủ cho phép đưa bảo vật quốc gia ra nước ngoài; quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin cho phép đưa di vật, cổ vật ra nước ngoài."
Đồng thời, Điều 20 Nghị định 98/2010/NĐ-CP cũng có quy định cụ thể đối với hoạt động đưa cổ vật ra nước ngoài để trưng bày như sau:
"Điều 20. Đưa di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài để trưng bày, triển lãm, nghiên cứu hoặc bảo quản
1. Đối với di vật, cổ vật:
a) Di vật, cổ vật thuộc bảo tàng quốc gia do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho phép theo đề nghị bằng văn bản của Giám đốc bảo tàng;
b) Di vật, cổ vật thuộc bảo tàng chuyên ngành thuộc Bộ, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương và bảo tàng chuyên ngành thuộc các đơn vị trực thuộc Bộ, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho phép theo đề nghị bằng văn bản của Bộ trưởng, người đứng đầu ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương;
c) Di vật, cổ vật thuộc bảo tàng cấp tỉnh do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho phép theo đề nghị bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
d) Di vật, cổ vật thuộc sở hữu tư nhân do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho phép theo đề nghị bằng văn bản của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trên cơ sở đơn xin phép của chủ sở hữu di vật, cổ vật đó.
[...]
3. Việc bảo hiểm di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đưa ra nước ngoài để trưng bày, triển lãm, nghiên cứu hoặc bảo quản do các bên thỏa thuận theo tập quán quốc tế và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.
4. Việc vận chuyển, tạm xuất, tái nhập và tạm nhập, tái xuất di vật, cổ vật phải tuân thủ những quy định của pháp luật về hải quan và những quy định khác của pháp luật có liên quan."
Như vậy, cổ vật thuộc sở hữu nhà nước sau khi được khai quật hoàn toàn có thể được đưa ra nước ngoài để trưng bày nếu đáp ứng được các điều kiện luật định.
Đồng thời, pháp luật hiện hành cũng quy định cụ thể về thẩm quyền cho phép cũng như quá trình thực hiện cụ thể như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?