Bình shisha là gì? Hút shisha gây hại cho sức khỏe của cả người hút và những người xung quanh như thế nào?
Bình shisha là gì?
Theo hướng dẫn tại Công văn 2483/BYT-KCB năm 2021 thì shisha là một sản phẩm thuốc lá mới.
Tuy nhiên, trong Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012 thì lại không có định nghĩa cụ thể về shisha cũng như bình shisha là gì.
Trên thực tế, hiện nay giới trẻ có xu hướng sử dụng shisha để giải trí hoặc thay thế thuốc lá.
Bình shisha là một dụng cụ dùng để hút thuốc lá thông qua một cái bát có vòi hoặc ống nối, thông qua ống nối này, người hút thuốc sẽ sử dụng để hít hơi thuốc vào.
Bình shisha khi sử dụng đã lọc qua nước, do đó khói được lọc qua nước lạnh để loại bỏ nhiều hóa chất độc hại phát sinh từ việc đốt thuốc.
Trong bình Shisha thường chứa thuốc lá đôi khi được trộn với trái cây hoặc mật đường. Hương vị phổ biến như: táo, dâu, bạc hà...
Bình shisha là gì? (Hình từ Internet)
Hút shisha gây hại cho sức khỏe của cả người hút và những người xung quanh như thế nào?
Theo Công văn 2483/BYT-KCB năm 2021 hướng dẫn về các sản phẩm thuốc lá mới như sau:
Hiện nay, trên thị trường Việt Nam bên cạnh các sản phẩm thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá sợi, thuốc lào đang được quản lý theo quy định của Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHTL), đang xuất hiện một số sản phẩm thuốc lá mới, trong đó, phổ biến nhất là thuốc lá điện tử (Electronic Nicotine Delivery - ENDs), thuốc lá nung nóng (Heated Tobacco Product - HTPs), shisha,... Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), để sản xuất các sản phẩm thuốc lá điện tử có khoảng 15.500 loại hương liệu được sử dụng, trong đó, rất nhiều loại hương liệu độc hại và chưa được đánh giá toàn diện về mức độ gây hại đối với sức khỏe, thuốc lá điện tử có chứa nicotine là chất gây nghiện.
Các sản phẩm thuốc lá mới này (thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha) rất có hại cho sức khỏe của cả người hút và những người xung quanh, là nguyên nhân của nhiều trường hợp ngộ độc nicotin, gây các bệnh về tim mạch, hô hấp, tiêu hóa. Sử dụng thuốc lá điện tử gây tổn thương phổi cấp tính và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư, như: ung thư phổi, ung thư vòm họng, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, tăng nguy cơ gây huyết khối, bệnh tim mạch, đột quỵ. Số liệu từ Trung tâm Kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) cho thấy Tính đến ngày 18 tháng 2 năm 2020, đã có 2.807 trường hợp tổn thương phổi cấp do thuốc lá điện tử phải nhập viện 50 tiểu bang, 68 ca tử vong đã được xác nhận tại 29 tiểu bang. Sử dụng thuốc lá điện tử còn gây chấn thương do cháy nổ thiết bị.
Theo đó, shisha là một lại sản phẩm thuốc lá mới, hút shisha rất có hại cho sức khỏe của cả người hút và những người xung quanh.
Việc hút shisha có thể là nguyên nhân của nhiều trường hợp ngộ độc nicotin, gây ra các bệnh về tim mạch, hô hấp, tiêu hóa.
Ngoài ra, theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới và Hội Ung thư Hoa Kỳ thì nếu một giờ hút shisha, một người sẽ hít gấp 100 - 200 lượt khói và lượng nicotin thâm nhập vào cơ thể nhiều hơn 70% so với hút một điếu thuốc.
Shisha khi hút vào sẽ tác động trực tiếp vào đường hô hấp, các cơ quan hô hấp. Ngoài ra còn tác động lên hệ thần kinh gây ra ảo giác ở một số người.
Người hút shisha cũng trực tiếp đưa các chất độc như hắc ín, monoxide carbon, và những chất gây ung thư khác vào cơ thể mình, và nó còn nhiều gấp 100 lần so với thuốc lá. Người hút shisha có nguy cơ bị lao, bị ung thư phổi và còn nhiều căn bệnh khác như ung thư vòm họng, các bệnh về răng miệng…
Địa điểm cấm hút shisha hoàn toàn trong nhà và trong phạm vi khuôn viên bao gồm những địa điểm nào?
Địa điểm cấm hút shisha hoàn toàn được quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012 như sau:
Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn
1. Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà và trong phạm vi khuôn viên bao gồm:
a) Cơ sở y tế;
b) Cơ sở giáo dục, trừ các cơ sở quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
c) Cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành riêng cho trẻ em;
d) Cơ sở hoặc khu vực có nguy cơ cháy, nổ cao.
2. Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà bao gồm:
a) Nơi làm việc;
b) Trường cao đẳng, đại học, học viện;
c) Địa điểm công cộng, trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 1 Điều 12 của Luật này.
3. Phương tiện giao thông công cộng bị cấm hút thuốc lá hoàn toàn bao gồm ô tô, tàu bay, tàu điện.
Vì shisha được xem là một loại sản phẩm thuốc lá. Do đó, nghiêm cấm hút shisha hoàn toàn trong nhà và trong phạm vi khuôn viên bao gồm:
(1) Cơ sở y tế;
(2) Cơ sở giáo dục (trừ các cơ sở là Trường cao đẳng, đại học, học viện);
(3) Cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành riêng cho trẻ em;
(4) Cơ sở hoặc khu vực có nguy cơ cháy, nổ cao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?