Bỏ bả chó vào sữa khiến cha mình tử vong thì thiếu niên 14 tuổi có thể bị tử hình về hành vi giết người không?
- Thiếu niên 14 tuổi bỏ bả chó vào sữa khiến cha tử vong có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- Bỏ bả chó vào sữa khiến cha mình tử vong thì thiếu niên 14 tuổi có thể bị tử hình hay không?
- Thiếu niên 14 tuổi bỏ bả chó vào sữa khiến cha tử vong được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khi thành khẩn khai báo không?
Thiếu niên 14 tuổi bỏ bả chó vào sữa khiến cha tử vong có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Theo khoản 2 Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau:
Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
...
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.
Đối với tình huống này thì thiếu niên 14 tuổi bỏ bả chó vào sữa khiến cha mình tử vong có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người quy định tại Điều 123 của Bộ luật Hình sự.
Và người từ đủ 14 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người (Điều 123 BLHS) nên thiếu niên này giết cha khi đã đủ 14 tuổi vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật.
Bỏ bả chó vào sữa khiến cha mình tử vong thì thiếu niên 14 tuổi có thể bị tử hình hay không? (Hình từ Internet)
Bỏ bả chó vào sữa khiến cha mình tử vong thì thiếu niên 14 tuổi có thể bị tử hình hay không?
Theo quy định trên, thiếu niên 14 tuổi bỏ bả chó vào sữa khiến cha mình tử vong có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người được quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
Tội giết người
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết 02 người trở lên;
b) Giết người dưới 16 tuổi;
c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
...
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.
Theo đó, trường hợp thiếu niên 14 tuổi bỏ bả chó vào sữa khiến cha mình tử vong phạm tội giết người theo quy định trên thì có thể bị xử phạt cao nhất là tử hình. Tuy nhiên Điều 39 và Điều 40 Bộ luật Hình sự 2015 cũng có quy định như sau:
Điều 39. Tù chung thân
...
Không áp dụng hình phạt tù chung thân đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
Điều 40. Tử hình
...
2. Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người dưới 18 tuổi khi phạm tội,...
Như vậy, trường hợp bỏ bả chó vào sữa khiến cha mình tử vong thì thiếu niên 14 tuổi phạm tội giết người không thể bị tử hình cũng như bị phạt tù chung thân vì pháp luật có quy định sẽ không áp dụng hình phạt tử hình, tù chung thân đối với người dưới 18 tuổi khi phạm tội.
Theo Điều 101 Bộ luật Hình sự 2015 cũng quy định:
Tù có thời hạn
...
2. Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 12 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định.
Như vậy đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội thì hình phạt cao nhất là tù có thời hạn và việc xác định mức phạt tù cụ thể thực hiện theo quy định này.
Thiếu niên 14 tuổi bỏ bả chó vào sữa khiến cha tử vong được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khi thành khẩn khai báo không?
Theo điểm s khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi điểm a khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau:
Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
...
s) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;
...
2. Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.
3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.
Như vậy, việc người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải là một trong những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Do đó, nếu thiếu niên 14 tuổi bỏ bả chó vào sữa khiến cha tử vong thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải thì có thể được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành phần hồ sơ trong dịch vụ thông tin tín dụng là bản sao không có chứng thực thì công ty tín dụng có trách nhiệm gì?
- Soft OTP là gì? Soft OTP có mấy loại? Soft OTP phải đáp ứng yêu cầu gì theo Thông tư 50 2024?
- Bài phát biểu của Ủy viên Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh tại ngày kỷ niệm thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam hay, ý nghĩa?
- Mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm ở đâu?
- Danh sách 5 bộ được đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động theo phương án tinh gọn bộ máy mới nhất?