Bó bột chậu lưng chân được hiểu như thế nào? Bó bột chậu lưng chân chỉ định cho người bệnh trong trường hợp nào?
Bó bột chậu lưng chân được hiểu như thế nào?
Bó bột chậu lưng chân là một trong 42 quy trình kỹ thuật chuyên ngành Ngoại khoa - chuyên khoa Nắn chỉnh hình, bó bột ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014.
Căn cứ theo tiểu mục I Mục 13 Quy trình kỹ thuật bột chậu lưng chân ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:
13. BỘT CHẬU - LƯNG - CHÂN
I. ĐẠI CƯƠNG
- Bột chậu - lưng - chân (Pelvie) là loại bột gồm 2 phần: một phần ôm vòng quanh khung chậu và bụng dưới được liên kết với một phần là toàn bộ chân bên tổn thương (phần bột ở chân về bản chất không khác gì 1 bột Đùi - cẳng - bàn chân).
- Bột chậu - lưng - chân là 1 loại bột lớn, muốn bó được cần phải có bàn đặc dụng (bàn chỉnh hình Pelvie), và cần nhiều người phục vụ.
- Bột chậu - lưng - chân thường sử dụng trong các thương tổn ở vùng háng và vùng đùi, trong đó hay sử dụng nhất là để bất động gẫy xương đùi ở trẻ em.
- Bột chậu - lưng - chân cấp cứu cũng phải rạch dọc, rạch dọc từ bẹn trở xuống.
- Gẫy xương đùi ở vị trí 1/3 giữa, 1/3 trên, người ta thường bó bột cả phần đùi bên đối diện nữa, mục đích để bất động được tốt hơn (bột chậu - lưng - chân- đùi).
- Trong gẫy xương đùi, giai đoạn đầu bắt buộc phải bó bột chậu - lưng - chân. Nhưng khi đã có can, để bất động thêm 1 thời gian nữa tùy theo vị trí gẫy cao hay thấp, có thể thay bằng bột chậu - lưng - đùi (đến gối) hoặc chậu - lưng - cổ chân (đến cổ chân). Bột ếch cũng là 1 kiểu bột chậu - lưng - chân, giống với tư thế sản khoa, dùng cho cho người bệnh dưới 2 tuổi, để dễ săn sóc khi trẻ đại tiểu tiện.
...
Theo đó, việc bó bột chậu lưng chân được hiểu như sau:
- Bột chậu - lưng - chân (Pelvie) là loại bột gồm 2 phần: một phần ôm vòng quanh khung chậu và bụng dưới được liên kết với một phần là toàn bộ chân bên tổn thương (phần bột ở chân về bản chất không khác gì 1 bột Đùi - cẳng - bàn chân).
- Bột chậu - lưng - chân là 1 loại bột lớn, muốn bó được cần phải có bàn đặc dụng (bàn chỉnh hình Pelvie), và cần nhiều người phục vụ.
- Bột chậu - lưng - chân thường sử dụng trong các thương tổn ở vùng háng và vùng đùi, trong đó hay sử dụng nhất là để bất động gẫy xương đùi ở trẻ em.
- Bột chậu - lưng - chân cấp cứu cũng phải rạch dọc, rạch dọc từ bẹn trở xuống.
- Gẫy xương đùi ở vị trí 1/3 giữa, 1/3 trên, người ta thường bó bột cả phần đùi bên đối diện nữa, mục đích để bất động được tốt hơn (bột chậu - lưng - chân- đùi).
- Trong gẫy xương đùi, giai đoạn đầu bắt buộc phải bó bột chậu - lưng - chân. Nhưng khi đã có can, để bất động thêm 1 thời gian nữa tùy theo vị trí gẫy cao hay thấp, có thể thay bằng bột chậu - lưng - đùi (đến gối) hoặc chậu - lưng - cổ chân (đến cổ chân).
Bột ếch cũng là 1 kiểu bột chậu - lưng - chân, giống với tư thế sản khoa, dùng cho cho người bệnh dưới 2 tuổi, để dễ săn sóc khi trẻ đại tiểu tiện.
Như vậy, có thể thấy rằng việc bó bột chậu lưng chân được hiểu theo quy định trên.
Bó bột chậu lưng chân (Hình từ Internet)
Bó bột chậu lưng chân chỉ định cho người bệnh khi nào?
Căn cứ theo tiểu mục II Mục 13 Quy trình kỹ thuật bột chậu lưng chân ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:
13. BỘT CHẬU - LƯNG - CHÂN
...
II. CHỈ ĐỊNH
1. Gẫy xương đùi trẻ em, ở mọi vị trí.
2. Gẫy cổ xương đùi, vỡ chỏm xương đùi ít lệch (hoặc di lệch nhưng đã được phẫu thuật).
3. Gẫy ổ cối : Trong một số trường hợp vỡ xương chậu, toác khớp mu.
4. Gẫy mấu chuyển lớn, mấu chuyển bé, gẫy liên mấu chuyển.
5. Sau nắn trật khớp háng (cả khớp háng tự nhiên và khớp háng nhân tạo).
6. Bệnh lý về khớp háng: viêm khớp háng, lao khớp háng, Perthès...
7. Sau mổ các thương tổn và bệnh lý vùng háng.
...
Theo đó, bó bột chậu lưng chân chỉ định cho người bệnh thực hiện trong những trường hợp như:
- Gẫy xương đùi trẻ em, ở mọi vị trí.
- Gẫy cổ xương đùi, vỡ chỏm xương đùi ít lệch (hoặc di lệch nhưng đã được phẫu thuật).
- Gẫy ổ cối : Trong một số trường hợp vỡ xương chậu, toác khớp mu.
- Gẫy mấu chuyển lớn, mấu chuyển bé, gẫy liên mấu chuyển.
- Sau nắn trật khớp háng (cả khớp háng tự nhiên và khớp háng nhân tạo).
- Bệnh lý về khớp háng: viêm khớp háng, lao khớp háng, Perthès...
- Sau mổ các thương tổn và bệnh lý vùng háng.
Như vậy, có thể thấy rằng bó bột chậu lưng chân được thực hiện khi người bệnh thuộc một trong các trường hợp trên.
Bó bột chậu lưng chân chống chỉ định đối với người bệnh khi nào?
Căn cứ theo tiểu mục III Mục 13 Quy trình kỹ thuật bột chậu lưng chân ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:
13. BỘT CHẬU - LƯNG - CHÂN
...
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
1. Gẫy hở xương độ II theo Gustilo trở lên chưa được XỬ TRÍ phẫu thuật.
2. Có tổn thương đụng dập nặng phần mềm vùng háng, đùi, khoeo, cẳng chân.
3. Có tổn thương mạch máu, thần kinh, theo dõi hội chứng khoang.
4. Có tổn thương bụng hoặc theo dõi tổn thương bụng, đa chấn thương, người bệnh đang trong trạng thái shock.
5. Người bệnh có thai.
...
Theo đó, những trường hợp người bệnh bị chống chỉ định sẽ là:
- Gẫy hở xương độ II theo Gustilo trở lên chưa được XỬ TRÍ phẫu thuật.
- Có tổn thương đụng dập nặng phần mềm vùng háng, đùi, khoeo, cẳng chân.
- Có tổn thương mạch máu, thần kinh, theo dõi hội chứng khoang.
- Có tổn thương bụng hoặc theo dõi tổn thương bụng, đa chấn thương, người bệnh đang trong trạng thái shock.
- Người bệnh có thai.
Như vậy, bất cứ người bệnh nào thuộc một trong các trường hợp trên thì khả năng cao có thể sẽ không thực hiện được thủ thuật bó bột này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc thì xử phạt hành chính thế nào? Quy định về việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc?
- Hướng dẫn vào thi https hocvalamtheobac mobiedu vn tuần 2 cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh?
- Trẻ em ngồi ghế trước ô tô có bị phạt không? Mức phạt để trẻ em ngồi ghế trước ô tô là bao nhiêu?
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?