Bộ Công thương có tất cả bao nhiêu Vụ? Những Vụ nào giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước?
Bộ Công thương có tất cả bao nhiêu Vụ? Những Vụ nào giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước?
Cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương được quy định tại Điều 3 Nghị định 96/2022/NĐ-CP như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Vụ Kế hoạch - Tài chính.
2. Vụ Khoa học và Công nghệ.
3. Vụ Thị trường châu Á - châu Phi.
4. Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ.
5. Vụ Chính sách thương mại đa biên.
6. Vụ Thị trường trong nước.
7. Vụ Dầu khí và Than.
8. Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững.
9. Vụ Tổ chức cán bộ.
10. Vụ Pháp chế.
11. Thanh tra Bộ.
12. Văn phòng Bộ.
13. Tổng cục Quản lý thị trường.
14. Ủy ban Cạnh tranh quốc gia.
15. Cục Điều tiết điện lực.
16. Cục Công nghiệp.
17. Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo.
18. Cục Phòng vệ thương mại.
19. Cục Xúc tiến thương mại.
20. Cục Công Thương địa phương.
21. Cục Xuất nhập khẩu.
22. Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp.
23. Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số.
24. Cục Hóa chất.
25. Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương.
26. Báo Công Thương.
27. Tạp chí Công Thương.
28. Trường Đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ Công Thương Trung ương.
Các tổ chức quy định từ khoản 1 đến khoản 24 Điều này là các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy định từ khoản 25 đến khoản 28 là các đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của bộ.
Vụ Chính sách thương mại đa biên được tổ chức 3 phòng, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi được tổ chức 3 phòng, Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ được tổ chức 3 phòng.
...
Theo đó, Bộ Công thương có tất cả 10 Vụ và cả 10 Vụ này đều giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước, cụ thể gồm:
- Vụ Kế hoạch - Tài chính.
- Vụ Khoa học và Công nghệ.
- Vụ Thị trường châu Á - châu Phi.
- Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ.
- Vụ Chính sách thương mại đa biên.
- Vụ Thị trường trong nước.
- Vụ Dầu khí và Than.
- Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững.
- Vụ Tổ chức cán bộ.
- Vụ Pháp chế.
Cơ cấu tổ chức của các Vụ thuộc Bộ Công Thương do ai quy định?
Cũng tại Điều 3 Nghị định 96/2022/NĐ-CP quy định về cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương như sau:
Cơ cấu tổ chức
...
Bộ trưởng Bộ Công Thương trình Chính phủ Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Cạnh tranh quốc gia.
Bộ trưởng Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ: Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Quản lý thị trường; ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập khác trực thuộc bộ.
Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc Bộ, trừ đơn vị quy định tại khoản 13, 14 Điều này.
Theo đó, cơ cấu tổ chức của các Vụ thuộc Bộ Công Thương do Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định.
Bộ Công thương có tất cả bao nhiêu Vụ? Những Vụ nào giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước? (hình từ internet)
Nhiệm vụ của Bộ trưởng Bộ Công Thương với tư cách là người đứng đầu Bộ được quy định ra sao?
14 nhiệm vụ của Bộ trưởng Bộ Công Thương với tư cách là người đứng đầu Bộ được quy định tại Điều 34 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 được sửa đổi bởi điểm a, điểm b, điểm c khoản 3 Điều 1 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019, cụ thể như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với tư cách là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ
1. Lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm cá nhân về mọi mặt công tác của bộ, cơ quan ngang bộ; chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức triển khai thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án đã được phê duyệt, các nhiệm vụ của bộ, cơ quan ngang bộ được Chính phủ giao.
2. Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, cơ quan ngang bộ mà mình là người đứng đầu.
3. Đề nghị Thủ tướng Chính phủ việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức Thứ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
4. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền để thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực được phân công; ban hành hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách phát triển ngành, lĩnh vực được phân công.
5. Thực hiện việc tuyển dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cho từ chức, điều động, luân chuyển, biệt phái, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức và thực hiện phân cấp quản lý công chức, viên chức đối với các tổ chức, đơn vị trực thuộc theo quy định của pháp luật.
6. Quyết định phân cấp cho chính quyền địa phương thực hiện một số nhiệm vụ liên quan đến ngành, lĩnh vực được giao quản lý theo phạm vi lãnh thổ; phân cấp, ủy quyền cho các tổ chức, đơn vị trực thuộc.
7. Quyết định chương trình nghiên cứu khoa học, công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm và các định mức kinh tế - kỹ thuật của ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền.
8. Quyết định thành lập đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
9. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cho từ chức, điều động, luân chuyển, biệt phái, đình chỉ công tác, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu tổ chức, đơn vị trực thuộc.
10. Lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.
11. Quản lý và tổ chức sử dụng có hiệu quả công sở, tài sản, phương tiện làm việc và tài chính, ngân sách nhà nước được giao; quyết định biện pháp tổ chức phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền trong ngành, lĩnh vực được phân công.
12. Lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức trong ngành, lĩnh vực thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của bộ, cơ quan ngang bộ.
13. Chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội; giải trình về những vấn đề Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội quan tâm; trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, kiến nghị của cử tri, kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội về những vấn đề thuộc trách nhiệm quản lý.
14. Thực hiện những nhiệm vụ khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?