Bộ đội Biên phòng phát hiện, đấu tranh ngăn chặn tội phạm mua bán người như thế nào theo quy định?
- Bộ đội Biên phòng phát hiện, đấu tranh ngăn chặn tội phạm mua bán người như thế nào?
- Bộ đội Biên phòng tiến hành các biện pháp trong phòng chống mua bán người phải đảm bảo các nguyên tắc nào?
- Nguồn kinh phí thực hiện các biện pháp phòng chống mua bán người của Bộ đội Biên phòng do cơ quan nào bảo đảm?
Bộ đội Biên phòng phát hiện, đấu tranh ngăn chặn tội phạm mua bán người như thế nào?
Tại Điều 7 Thông tư 78/2013/TT-BQP quy định như sau:
Phát hiện, đấu tranh ngăn chặn tội phạm mua bán người
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai các biện pháp nghiệp vụ đấu tranh ngăn chặn tội phạm mua bán người ở khu vực biên giới, biển và hải đảo.
2. Áp dụng các biện pháp nghiệp vụ trinh sát theo quy định để phát hiện, ngăn chặn các hành vi mua bán người, bóc gỡ, triệt phá các đường dây tổ chức tội phạm mua bán người, giải cứu nạn nhân, truy bắt đối tượng phạm tội.
3. Tiến hành các hoạt động điều tra, thu thập tài liệu, chứng cứ, áp dụng các biện pháp ngăn chặn để xử lý đối tượng phạm tội mua bán người và các hành vi vi phạm khác có liên quan theo quy định của pháp luật.
4. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan phục vụ cho việc điều tra, phát hiện và xử lý các hành vi mua bán người.
5. Phối hợp với các cơ quan, lực lượng chức năng triển khai các kế hoạch đấu tranh trấn áp tội phạm, điều tra phát hiện bóc gỡ, triệt phá các đường dây tổ chức tội phạm mua bán người, giải cứu nạn nhân.
6. Thực hiện hợp tác quốc tế theo thẩm quyền trong lĩnh vực đấu tranh phòng, chống mua bán người.
7. Áp dụng các biện pháp cần thiết khác theo quy định của pháp luật để ngăn chặn hành vi xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của nạn nhân và người thân thích của họ, người tố giác, người làm chứng.
Như vậy, Bộ đội Biên phòng phát hiện, đấu tranh ngăn chặn tội phạm mua bán người như sau:
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai các biện pháp nghiệp vụ đấu tranh ngăn chặn tội phạm mua bán người ở khu vực biên giới, biển và hải đảo.
- Áp dụng các biện pháp nghiệp vụ trinh sát theo quy định để phát hiện, ngăn chặn các hành vi mua bán người, bóc gỡ, triệt phá các đường dây tổ chức tội phạm mua bán người, giải cứu nạn nhân, truy bắt đối tượng phạm tội.
- Tiến hành các hoạt động điều tra, thu thập tài liệu, chứng cứ, áp dụng các biện pháp ngăn chặn để xử lý đối tượng phạm tội mua bán người và các hành vi vi phạm khác có liên quan theo quy định của pháp luật.
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan phục vụ cho việc điều tra, phát hiện và xử lý các hành vi mua bán người.
- Phối hợp với các cơ quan, lực lượng chức năng triển khai các kế hoạch đấu tranh trấn áp tội phạm, điều tra phát hiện bóc gỡ, triệt phá các đường dây tổ chức tội phạm mua bán người, giải cứu nạn nhân.
- Thực hiện hợp tác quốc tế theo thẩm quyền trong lĩnh vực đấu tranh phòng chống mua bán người.
- Áp dụng các biện pháp cần thiết khác theo quy định của pháp luật để ngăn chặn hành vi xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của nạn nhân và người thân thích của họ, người tố giác, người làm chứng.
Bộ đội Biên phòng tiến hành các biện pháp trong phòng chống mua bán người phải đảm bảo các nguyên tắc nào?
Theo Điều 3 Thông tư 78/2013/TT-BQP quy định như sau:
Nguyên tắc tiến hành các biện pháp trong phòng, chống mua bán người
1. Chỉ tiến hành các biện pháp phòng, chống mua bán người và các hành vi vi phạm khác có liên quan; giải cứu, tiếp nhận, xác minh, bảo vệ an toàn cho nạn nhân và hỗ trợ nạn nhân theo quy định của pháp luật.
2. Tiến hành các biện pháp phòng, chống mua bán người phải đảm bảo yêu cầu chính trị, nghiệp vụ, pháp luật; tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; chấp hành sự chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan nghiệp vụ cấp trên.
3. Phát huy vai trò trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống mua bán người.
Theo đó, Bộ đội Biên phòng tiến hành các biện pháp trong phòng chống mua bán người phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Chỉ tiến hành các biện pháp phòng chống mua bán người và các hành vi vi phạm khác có liên quan; giải cứu, tiếp nhận, xác minh, bảo vệ an toàn cho nạn nhân và hỗ trợ nạn nhân theo quy định của pháp luật.
- Tiến hành các biện pháp phòng chống mua bán người phải đảm bảo yêu cầu chính trị, nghiệp vụ, pháp luật; tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; chấp hành sự chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan nghiệp vụ cấp trên.
- Phát huy vai trò trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng chống mua bán người.
Phòng chống mua bán người (Hình từ Internet)
Nguồn kinh phí thực hiện các biện pháp phòng chống mua bán người của Bộ đội Biên phòng do cơ quan nào bảo đảm?
Tại Điều 4 Thông tư 78/2013/TT-BQP quy định như sau:
Kinh phí đảm bảo
1. Nguồn kinh phí thực hiện các biện pháp phòng, chống mua bán người của Bộ đội Biên phòng và Cảnh sát biển do ngân sách nhà nước bảo đảm hàng năm cho Bộ Quốc phòng.
2. Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và Cục Cảnh sát biển thống nhất với các cơ quan chức năng quản lý, sử dụng kinh phí theo quy định của pháp luật.
Theo đó, nguồn kinh phí thực hiện các biện pháp phòng chống mua bán người của Bộ đội Biên phòng do ngân sách nhà nước bảo đảm hàng năm cho Bộ Quốc phòng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi xảy ra sự kiện gì công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường? Nội dung công bố thông tin định kỳ là gì?
- 15 thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú của công dân theo Nghị định 154/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?
- Lời chúc ngày truyền thống của Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 12 2024? Lời chúc kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội CCB Việt Nam?
- Khẩu hiệu Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam 2024 ý nghĩa? Khẩu hiệu tuyên truyền kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Hội CCB Việt Nam 2024?
- 04 báo cáo lao động doanh nghiệp phải nộp trước khi kết thúc năm? Mẫu báo cáo lao động mới nhất?