Bộ Kế hoạch và Đầu tư có được vận động nguồn vốn ODA trong nước để phục vụ phát triển kinh tế không?
Nguồn vốn ODA có thuộc phạm vi quản lý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hay không?
Căn cứ Điều 1 Nghị định 89/2022/NĐ-CP quy định về vị trí và chức năng của Bộ Kế hoạch và Đầu tư như sau:
Vị trí và chức năng
Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch, kế hoạch, đầu tư phát triển và thống kê, bao gồm: Tham mưu tổng hợp về chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch; kế hoạch đầu tư công của quốc gia; cơ chế, chính sách quản lý kinh tế; đầu tư trong nước, đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài; khu kinh tế; nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi và viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức, viện trợ của Việt Nam cho các nước; đấu thầu; thống kê; phát triển doanh nghiệp, kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật.
Theo quy định trên thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch, kế hoạch, đầu tư phát triển và thống kê, trong đó bao gồm cả việc quản lý nguồn vốn ODA (nguồn hỗ trợ phát triển chính thức).
Bộ Kế hoạch và Đầu tư có được vận động nguồn vốn ODA trong nước để phục vụ phát triển kinh tế không? (Hình từ Internet)
Bộ Kế hoạch và Đầu tư có được vận động nguồn vốn ODA trong nước để phục vụ phát triển kinh tế không?
Căn cứ khoản 10 Điều 2 Nghị định 89/2022/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đối với nguồn vốn ODA như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ, Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
...
10. Về quản lý vốn ODA, vốn vay ưu đãi, viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức, viện trợ của Việt Nam cho các nước:
a) Là cơ quan đầu mối trong việc quản lý nhà nước về vốn ODA, vốn vay ưu đãi và viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức, viện trợ của Việt Nam cho các nước; chủ trì soạn thảo chiến lược, chính sách, định hướng thu hút, sử dụng ODA, vốn vay ưu đãi;
b) Chủ trì việc chuẩn bị nội dung, tổ chức vận động các nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi, viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức, viện trợ của Việt Nam cho các nước; trình Chính phủ việc ký kết điều ước quốc tế khung và điều ước quốc tế cụ thể về ODA không hoàn lại theo quy định của pháp luật; trình Thủ tướng Chính phủ về việc ký kết thỏa thuận về vốn ODA không hoàn lại theo thẩm quyền;
c) Tổng hợp và trình cấp có thẩm quyền quyết định đề xuất, chủ trương đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi, viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức, viện trợ của Việt Nam cho các nước theo quy định của pháp luật; phối hợp với Bộ Tài chính xác định cơ chế tài chính trong nước áp dụng đối với chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi, viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức, viện trợ của Việt Nam cho các nước;
d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp, lập kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài; cân đối và bố trí vốn đối ứng hằng năm từ nguồn vốn ngân sách để chuẩn bị và thực hiện các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi đầu tư phát triển thuộc diện cấp phát ngân sách trung ương;
đ) Thực hiện giám sát và đánh giá các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi, viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức, viện trợ của Việt Nam cho các nước theo quy định của pháp luật; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xử lý các vấn đề phát sinh có liên quan đến nhiều bộ, ngành.
...
Như vậy, Bộ Kế hoạch và Đầu tư được phép chủ trì việc chuẩn bị nội dung, tổ chức vận động các nguồn vốn ODA trong nước để phục vụ phát triển kinh tế.
Giúp việc cho Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư là những đơn vị nào theo quy định hiện nay?
Theo Điều 3 Nghị định 89/2022/NĐ-CP thì giúp việc cho Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc quản lý nhà nước là những đơn vị sau:
- Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân.
- Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ.
- Vụ Tài chính, tiền tệ.
- Vụ Kinh tế công nghiệp, dịch vụ.
- Vụ Kinh tế nông nghiệp.
- Vụ Phát triển hạ tầng và đô thị.
- Vụ Quản lý các khu kinh tế.
- Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư.
- Vụ Kinh tế đối ngoại.
- Vụ Lao động, văn hóa, xã hội.
- Vụ Khoa học, giáo dục, tài nguyên và môi trường.
- Vụ Quản lý quy hoạch.
- Vụ Quốc phòng, an ninh.
- Vụ Pháp chế.
- Vụ Tổ chức cán bộ.
- Văn phòng Bộ.
- Thanh tra Bộ.
- Cục Quản lý đấu thầu.
- Cục Phát triển doanh nghiệp.
- Cục Đầu tư nước ngoài.
- Cục Quản lý đăng ký kinh doanh.
- Cục Kinh tế hợp tác.
- Tổng cục Thống kê.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?